Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bốn bước để thực phẩm an toàn: Làm sạch, để riêng thực phẩm sống và chín, nấu chín, giữ lạnh

Go down

Bốn bước để thực phẩm an toàn: Làm sạch, để riêng thực phẩm sống và chín, nấu chín, giữ lạnh Empty Bốn bước để thực phẩm an toàn: Làm sạch, để riêng thực phẩm sống và chín, nấu chín, giữ lạnh

Bài gửi by Tiến Cường 16/8/2020, 22:15

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN THỰC PHẨM BỊ NHIỄM ĐỘC?
Bạn có biết 1 phần 6 người bị bệnh vì thực phẩm nhiễm độc trong năm nay (2019)? Thực phẩm nhiễm độc không chỉ làm cho 128000 người Mỹ phải nhập viện mỗi năm mà còn gây ra những vấn đề sức khỏe lâu dài. Với 4 bước đơn giản sau: Làm sạch, để riêng thực phẩm sống và chín, nấu chín, giữ lạnh sẽ giúp gia đình bạn tránh xa được thực phẩm nhiễm độc.
LÀM SẠCH BÀN TAY, ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH, CÁC BỀ MẶT THƯỜNG XUYÊN
Vi sinh vật gây bệnh có thể sống sót trên nhiều khu vực trong nhà bếp của bạn bao gồm hai bàn tay, thực phẩm, đồ dùng gia đình và trên bề mặt thớt.
RỬA TAY ĐÚNG CÁCH
- Sử dụng nước và xà phòng thông thường, không cần dùng loại xà phòng kháng khuẩn, rửa mu bàn tay, kẽ ngón tay, dưới móng tay ít nhất 20 giây.
- Rửa tay và sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Rửa tay thường xuyên và đặc biệt là trong một số thời điểm quan trọng mà vi sinh vật có thể lây lan như:
Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn
Sau khi xử lý thịt heo, thịt bò, thịt gà sống, trứng sống, hải sản.
Trước khi ăn
Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
Sau khi thay tả, vệ sinh cho con của bạn
Sau khi chạm vào động vật, thức ăn chăn nuôi, chất thải động vật
Sau khi tiếp xúc với rác
Trước và sau khi chăm sóc người ốm
Trước và sau khi hắt hơi, ho, chảy nước mũi

LAU CHÙI BỀ MẶT VẬT DỤNG SAU KHI DÙNG
- Rửa bề mặt đồ dùng, thớt, đĩa, bề mặt bàn bằng nước nóng hoặc nước xà phòng thông thường. Đặc biệt là các vật dụng sau khi đựng thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm sống, hải sản, trứng sống.
- Thường xuyên giặt khăn lau bát dĩa bằng nước nóng hoặc xà phòng
RỬA TRÁI CÂY, RAU CỦ QUẢ
- Cắt bỏ phần trái cây bị dập, nát, hư hòng, sau đó rửa dưới vòi nước chảy. Không sử dụng hóa chất tẩy rửa, xà phòng.
- Nếu sử dụng khăn giấy hoặc khăn vải thì phải dùng khăn sạch để lau
- Không rửa thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm đóng gói mà trên bao bì có ghi "PRE-WASHED" (đã rửa trước đó rồi)
ĐỂ RIÊNG BIỆT: TRÁNH LÂY NHIỄM CHÉO
SỬ DỤNG RIÊNG THỚT VÀ DĨA CHO CÁC SẢN PHẨM TỪ THỊT GIA SÚC, THỊT GIA CẦM, TRỨNG, HẢI SẢN
- Sử dụng riêng biệt thớt và dĩa cho các loại thực phẩm sau: Thực phẩm không cần chế biến dùng để ăn sống, thực phẩm chưa qua chế biến (thịt gia súc, gia cầm sống, trứng sống, hải sản sống,..) và thực phẩm hoặc sản phẩm đã nấu chín. Thay thế thớt khi bị hư hỏng.
- Rửa thớt, chén, dĩa đã dùng chế biến, đựng thực phẩm sống trước khi sử dụng lại để chế biến bằng nước nóng hoặc nước xà phòng.
ĐỂ RIÊNG BIỆT CÁC LOẠI THỰC PHẨM
- Khi đi mua sắm, cần để riêng các loại thực phẩm tươi sống và thực phẩm chính trong các túi riêng biệt.
- Ở nhà, đặt thịt gia súc, gia cầm, hải sản trong các vật chứa đựng hoặc túi ni-long sau đó làm lạnh chúng nếu như bạn chưa có ý định nấu chúng ngay.
- Đối với trứng, để trứng trong hộp giấy và để vào ngăn chính, không được để ở ngăn trong cánh cửa tủ lạnh.
NẤU ĐẾN NHIỆT ĐỘ THÍCH HỢP
THỰC PHẨM ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI ĐƯỢC NẤU ĐẾN NHIỆT ĐỘ THÍCH HỢP ĐỦ ĐỂ GIẾT CHẾT VI SINH VẬT GÂY BỆNH
- Sử dụng nhiệt kế dùng cho thực phẩm, khi bạn nghĩ rằng thực phẩm đã nấu xong, hãy dùng nhiệt kế dùng cho thực phẩm đặt vào vị trí dày nhất nhưng không chạm xương, mỡ, sụn để kiểm tra nhiệt độ trong đó đã đủ để nấu chín thực phẩm hay chưa.
- Tham khảo bảng nhiệt độ để biết được nhiệt độ cần thiết để nấu chín thực phẩm
Thịt bò, thịt heo, thịt bê, thịt cừu nấu đến 71 độ C
Thịt gà nấu đến 75 độ C
Cá nấu đến 65 độ C

GIỮ THỰC PHẨM ĐÃ NẤU CHÍN TỪ 60 ĐỘ C TRỞ LÊN
Nếu bạn chưa sử dụng ngay thực phẩm đã nấu chín thì phải giữ cho thực phẩm đạt nhiệt độ từ 60 độ C trở lên bằng các vật dụng như đồ giữ ấm, nồi nấu đặt ở chế độ giữ ấm, hâm nóng.
NẤU BẰNG LÒ VI SÓNG
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng lò vi sóng, đặc biệt là nhiệt độ cần thiết cũng như thời gian để nấu chín hoàn toàn thực phẩm
- Nếu trên hướng dẫn sử dụng có dòng chữ “Let stand for x minutes after cooking” thì cần để thực phẩm trong lò vi sóng đủ thời gian x trước khi đem ra ngoài
- Một số lò vi sóng cho phép khuấy thực phẩm trong khi đun, hãy đọc kỹ hướng dẫn để dùng chức năng này
LÀM LẠNH HOẶC LÀM ĐÔNG THỰC PHẨM MỘT CÁCH THÍCH HỢP
- Vi khuẩn gây độc cho thực phẩm có thể nhân lên nhanh chóng trong khoảng nhiệt độ từ 5 đến 60 độ C
- Đặt nhiệt độ tủ lạnh ở mức dưới 5 độ C để làm lạnh hoặc dưới - 10 độ C để làm đông. Sử dụng nhiệt kế của tủ lạnh để đảm bảo chắc chắn tủ lạnh của bạn giữ được mức nhiệt độ đó.
- Không được để thực phẩm dễ bị hư hỏng (đã được làm lạnh) ngoài tủ lạnh quá 2 giờ hoặc để ở môi trường trên 32 độ C quá 1 giờ
- Thực phẩm thừa phải được làm khô nóng hoặc làm lạnh nhanh chóng.
- Làm lạnh thực phẩm không thể giết chết vi khuẩn gây hại nhưng có thể kìm hãm sự phát triển của chúng cho đến khi bạn có thể nấu thực phẩm.
- Bạn có thể tham khảo thời gian có thể giữ lạnh một số loại thực phẩm như sau:
Món salad có thể để 3 đến 4 ngày dưới 5 độ C nhưng không đông đá
Thịt gia súc, gia cầm có thể để 3 đến 5 ngày ở nhiệt độ dưới 5 độ C và trên 4 tháng ở nhiệt độ dưới -10 độ C
Trứng có thể để đến 1 tuần khi làm lạnh như không được làm đông đá


https://www.foodsafety.gov/keep-food-safe/4-steps-to-food-safety#clean Cool Cool Cool

Tiến Cường
Admin

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 09/09/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết