Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu 9: Phân tích đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới và sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới

Go down

Câu 9: Phân tích đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới và sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới Empty Câu 9: Phân tích đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới và sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới

Bài gửi by Admin 9/7/2015, 22:07

- Cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới:
Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nc ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan lieu, bao cấp được thực hiện ở miền Bắc từ 1954-1975 và cả nc từ 1975-1985
+ Có những đặc điểm chủ yếu sau:
*Thứ nhất: Nhà nc quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan Nhà nc có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh dc giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương…đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nc giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nc. Lỗ Nhà nc bù, lãi Nhà nc thu.
* Thứ 2: các cơ quan hành chính can thiêp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại ko chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối vs các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do quyết định ko đúng gây ra thì ngân sách Nhà nc phải gánh chịu. Các doanh nghiệp ko có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng ko bị rang buộc trách nhiệm đối vs kết quả sản xuất, kinh doanh.
* Thứ 3: quan hệ hang hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nc quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sang chế, tư liệu sản xuất quan trọng ko dc coi là hang hóa về mặt pháp lý.
* Thứ 4: bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, vừa kém năng động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cảnh cửa quyền, quan lieu nhưng lại dc hưởng dc quyền lợi cao hơn ng lao động.
+ Hình thức:
* Bao cấp qua giá: Nhà nc quyết định giá trị tài sản; thiết bị, vật tư, hang hóa thấp hơn nhiều lần so vs giá trị thực của chúng trên thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
* Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nc qui định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu vs mức giá khác xa so vs giá thị trườngđã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.
* Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng ko có chế tài rang buộc trách nhiệm vật chất đối vs các đơn vị dc cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối vs ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin – cho”
+ Ưu điểm: phù hợp khi đất nc trong chiến tranh, đó là huy động nhanh và tối đa vật chất của hậu phương
+ Nhược: ko phù hợp vs tình hình đất nc sau chiến tranh vì làm triệt tiêu động lực của kinh tế  Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là nhu cầu khách quan tất yếu
- Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới
+ Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII:
* So vs thời kì trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường trong giai đoạn này có sự thay đổi căn bản và sâu sắc:
@ Một là: kinh tế thị trường ko phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
. Sản xuất và trao đổi hang hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của KTTT. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường (cung, cầu, giá cả) có tác động điều tiết quá trình sản xuất hang hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên (vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động…). Thị trường giữ vai trò là công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong 1 nền kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì ng ta gọi đó là KTTT.
. KTTT đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao, rõ nét trong xã hội tư bản chủ nghĩa. KTTT và KT hang hóa (KTHH) có nhiều điểm tương đồng (bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị, đều trao đổi thông qua quan hệ hang hóa – tiền tệ…). Tuy nhiên KTHH và KTTT có sự khác nhau về trình độ phát triển: KTHH ra đời từ hinh tế tự nhiên nhưng còn ở trình độ thấp, còn KTTT là kinh tế hang hóa phát triển cao, đạt đến trình độ thị trường trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại hay ko tồn tại của ng sản xuất hang hóa. CNTB ko sản sinh ra KTHH do đó KTTT vs tư cách là KTHH ở trình độ cao ko phaỉ là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại
@ Hai là: KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH
. KTTT là phương thức tổ chức, vận hành nên kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa ng vs ng. KTTT ko đối lập vs các chế độ xã hội, ko phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại. KTTT vừa có liên hệ vs chế độ tư hữu, vừa có liên hệ vs chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy, KTTT tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH.
@ Ba là : có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nc ta
Tại Đại hội VII (6/1991) khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đại hội xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế định hướng XHCN ở nc ta đó là ‘cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nc’ bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác
Tại Đại hội VIII (6/1996) tiếp tục phát triển KT nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nc theo định hướng XHCN
* Đặc điểm của nền KTTT :
. Các chủ thể kinh tế có tính độc lập nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh, lỗ lãi tự chịu.
. Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo
. Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo qui luật vốn có của KTTT (qui luật giá trị, qui luật cung câu, qui luật cạnh tranh)
. Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lí vĩ mô của Nhà nc
* Ưu điểm của KTTT :
. Tạo ra khối lượng hàng hóa khổng lồ, phong phú đa dạng, có thể thỏa mãn tất cả nhu cầu của con ng
. Khách hàng dc nhà sản xuất kinh doanh, sản xuất dịch vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc
. Thúc đẩy giáo duc - đào tạo, khoa học công nghệ phát triển
. Thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên
. Góp phần cải thiện quan hệ quốc tế
* Nhược điểm:
. Chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất kinh doanh bất chấp mọi hành vi vi phạm pháp luạt (làm hang giả, kém chất chất lương, buôn lậu, trốn thuế,…)
. Làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp
. Gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên
. Khủng hoảng kinh tế và phân hóa giàu nghèo
. Xuất hiện hiện tượng áp đặt của nển KTTT lâu năm đối vs các nc mới sử dụng KTTT
+ Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX – XI
* Mục đích: nhằm thực hiện mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu này thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con ng, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển nên kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người, ai cũng dc hưởng những thành quả ấy. Mục đích này hoàn toàn khác biệt vs mục đích tất cả vì lợi nhuận, phục vụ lợi ích cho các nhà tư bản trong CNTB.
* Phương hướng: phát triển nên kinh tế vs nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế…phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong đó kinh tế Nhà nc giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu của Nhà nc để Nhà nc điều tiết kinh tế và định hướng cho sự phát triển. Để làm dc điều này thì kinh tế Nhà nc phải nắm dc các vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Mặt khác, tiến lên CNXH đặt ra yêu cầu nền kinh tế phải dựa trên nền tảng của sở hữu toàn dân vể tư liệu sản xuất chủ yếu
* Về định hướng xã hội và phân phối: tăng trưởng kinh tế kết hợp chặt chẽ và đồng bộ vs phát triển xã hội, văn hóa, giáo duc – đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con ng, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của nền KTTT. Trong lĩnh vực phân phối thì định hướng XHVN dc thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, hệ thống an ninh xã hội, phúc lợi xã hội; đồng thời chúng ta còn thực hiện phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển
* Quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhận dân; đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nc pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiêu chí này nhằm mục đích phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của KTTT, đảm bảo nguồn lợi chính đáng cho mọi người.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết