Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu 4: Phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của ĐCSĐD

Go down

Câu 4: Phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của ĐCSĐD Empty Câu 4: Phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của ĐCSĐD

Bài gửi by Admin 9/7/2015, 22:05

- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Cuối 1944 – đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về Berlin. Phát xít Nhật lâm vào tình trạng nguy khốn. Mâu thuẫn Nhật-Pháp ngày càng gay gắt
+ Đêm ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, sau ngày này VN là thuộc địa của Nhật.Có 3 nguyên nhân cơ bản để Nhật đảo chính Pháp:
* Người Nhật đảo chính để trừ hậu họa bị quân Pháp đánh từ sau lưng khi quân đồng minh vào Đông Dương
* Đông Dương là cầu nối duy nhất của Nhật từ Trung Quốc đến Đông Nam Á
* Đông Dương là nơi duy nhất cung cấp sức người, sức của chính cho Nhật
+ Ngay đêm 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung Ương Đảng họp Hội nghị mở rộng ở làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung Ương Đảng ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
- Nội dung:
+ Nhận định tình hình: cuộc đảo chính đã tạo nên 1 cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chin mùi. Tuy vậy, hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chin mùi.
+ Xác định kẻ thù: sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thê trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương, vì vậy phải thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật-Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
+ Chủ trương: phát động 1 cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyển, cổ động, tổ chức và đấu tranh lúc này phải thay đổi cho thích hợp vs thời kì tiền khởi nghĩa như: tuyên truyền xung phong, bãi công chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, đẩy mạnh xây dựng các đội tự vệ cứu quốc…
+ Hình thức đấu tranh:
* Tập dợt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền
* Xây dựng các đội tự vệ cứu quốc, đội du kích
* Thành lập căn cứ địa CM
* Phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa để chủ động chuyển sang hình thức khởi nghĩa khi có điều kiện.
+ Dự kiến những thời cơ thuận lợi để thực hiện Tổng khởi nghĩa như:
* Khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân đồng minh để lại phía sau sơ hở
* Cách Mạng Nhật bùng nổ và chính quyền CM của nd Nhật dc thành lập
* Nhật bị mất nc như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần
+ Chỉ huy lưu ý: trong lúc điều kiện khách quan đang diễn biến thuận lợi thì chúng ta ko chỉ nghĩ vào điều kiện khách quan mà tự trói tay mình, ngược lại cần tích cực chuẩn bị lực lượng để khi thời cơ đến nổi dậy Tổng khởi nghĩa
- Ý nghĩa: là kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân trong thời kì tiền khởi nghĩa. Là sự chuẩn bị trực tiếp và cuối cùng cho CM tháng Tám năm 1945.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics
» Câu 7: Phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của Đường lối kháng chiến chống Mĩ do Hội nghị 11, 12 (khóa III) của BCH Trung ương Đảng lao động VN đề ra:
» Câu 3: Phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS VN (1930)
» Câu 6: Phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của đường lối CM miền nam do hội nghị lần thứ 15 (1/1959) của Trung ương Đảng đề ra
» Câu 5: Phân tích nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến chống TD Pháp của ĐCSĐD (1946-1950)
» Câu 14: Phân tích hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đối ngoại thời kì trước đổi mới.

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết