Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, SINH HỌC VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE

Go down

LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, SINH HỌC  VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE  Empty LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, SINH HỌC VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE

Bài gửi by Admin 7/7/2015, 16:40

LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, SINH HỌC
VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE
(2 TIẾT)

1. Tiếp cận toàn diện về sức khỏe trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe bệnh tật:
A. Mới xuất hiện trong vài thập kỹ gần đây
B. Được đề cập từ khi có tuyên ngôn Alma Ata
C. Chỉ có trong các nền văn minh cổ đại
D. Là một quan điểm của y học cổ truyền phương đông
E. Được đề cập trong lý thuyết của nhiều nền y học cổ truyền và hiện đại, và hiện nay được thừa nhận rộng rãi.
2. Chăm sóc sức khỏe nói riêng và giải quyết các vấn đề sức khỏe phải có một tiếp cận toàn diện, nghĩa là:
A. Thống nhất giữa bệnh tật và căn nguyên của bệnh tật
B. Thống nhất giữa bệnh tật và căn nguyên của bệnh tật, biểu hiện lâm sàng và điều trị
C. Thống nhất giữa căn nguyên trực tiếp và căn nguyên gián tiếp
D. Sức khỏe của các cá thể và cộng đồng phải được đặt trong bối cảnh môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội
D. Sức khỏe của cộng đồng phải được đặt trong bối cảnh môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội.
3. Theo WHO, 1986, những điều kiện tiên quyết của sức khỏe là:
A. Hòa bình, nhà ở, giáo dục, thức ăn, thu nhập, hệ sinh thái ổn định, các nguồn tài nguyên bền vững, công lý xã hội, công bằng
B. Các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và môi trường.
C. Điều kiện sống và điều kiện làm việc
D. Những ảnh hưởng của xã hội và cộng đồng, các yếu tố liên quan đến lối sống và hành vi cá nhân
E. Những ảnh hưởng của xã hội và cộng đồng, các yếu tố liên quan đến lối sống và hành vi cá nhân, tuổi tác, giới tính, di truyền.
4. Các yếu tố của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm:
A. Giới và giới tính
B. Di truyền, giới và giới tính
C. Tuổi, giới và tình trạng dinh dưỡng
D. Các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học
E. Sự tương tác của con người và môi trường.
5. Việc đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển:
A. Luôn dẫn đến các hệ quả tiêu cực đối với sức khỏe vì tập trung dân cư sẽ gây ô nhiễm môi trường
B. Luôn dẫn đến các hệ quả tiêu cực đối với sức khỏe vì tập trung dân cư sẽ dễ lan tràn các bệnh truyền nhiễm
C. Luôn dẫn đến các hệ quả tích cực đối với sức khỏe
D. Bên cạnh các mặt tích cực còn có những hệ quả tiêu cực, khi cơ sở hạ tầng chưa được chuẩn bị tốt, sẽ có tác động không tốt đến sức khỏe
E. Bên cạnh các mặt tích cực còn có những hệ quả tiêu cực, nếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe không đầy đủ.
6. Tác động trực tiếp đến sức khỏe của đồng bào dân tộc ở miền núi do cuộc sống du canh du cư là:
A. Tích cực vì đây là một nét văn hóa đặc trưng cần duy trì của đồng bào dân tộc thiểu số
B. Tiêu cực vì nó duy trì tình trạng cô lập, lạc hậu và nghèo đói, thiếu các dịch vụ cung cấp những nhu cầu tối thiểu về giáo dục, y tế
C. Không tốt do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân vật lý hóa học và sinh học của môi trường
D. Tốt vì môi trường tự nhiên trong lành, ít bệnh tật, gia tăng tuổi thọ
C. Tình hình bệnh tật tử vong cao do không tiếp cận được với các dịch vụ y tế.
7. Xây dựng các hệ thống thủy lợi là một trong các hoạt động của con người vì các mục tiêu kinh tế xã hội, tuy nhiên có khi dẫn đến hậu quả tiêu cực về sức khỏe cộng đồng, do đó:
A. Chỉ xây dựng công trình nếu nó thực sự góp phần cho phát triển
B. Chỉ xây dựng công trình khi có đầy đủ vật chất hạ tầng cần thiết
C. Phải xây dựng song song với việc phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
D. Không xây dựng nếu dự kiến có các tác động tiêu cực cho SKCĐ
E. Khi xây dựng, cần chú ý những giải pháp triệt để cho những hệ quả tiêu cực đối với sức khỏe do công trình mang lại.
8. Xây dựng các khu dân cư sống tập trung là:
A. Cần thiết vì cho phép tiết kiệm tối đa việc cung cấp nước, hệ thống cống rảnh, thu gom rác thải gia đình làm giảm đi nhiều nguy cơ mắc các bệnh lây lan qua nước, thực phẩm
B. Cần thiết vì dễ thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi
C. Ko nên làm vì điều này làm phá vở cấu trúc cộng đồng làng xã truyền thống
D. Có thể phát huy được các mặt tích cực đối với sức khỏe nếu có đủ nguồn lực để chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng về văn hóa xã hội, y tế
C. Không thực hiện được nếu không có đủ nguồn lực cần thiết.
9. Các biến cố của tự nhiên như lụt, bão, hạn hán ảnh hưởng đến sức khỏe con người một cách gián tiếp và lâu dài là do :
A. Môi trường ô nhiễm, thiếu nguồn cung cấp nước sạch
B. Côn trùng trung gian truyền bệnh phát triển
C. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quá tải
D. Thiếu thốn thực phẩm và không có nơi cư ngụ ổn định
E. Kinh tế bị suy sụp, tình trạng xã hội bất an, dẫn đến sự suy giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, giảm cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
10. Phân bố dịch bệnh theo mùa như trường hợp bệnh sốt xuất huyết là một tác động đến sức khỏe cộng đồng do :
A. Yếu tố tự nhiên
B. Yếu tố xã hội
C. Sự tương tác của con người với yếu tố xã hội
D. Sự tương tác của tác nhân và môi trường
E. Sự tương tác của tác nhân và vật chủ.
11. Tình trạng kinh tế xã hội là một nhóm biến số :
A. Khó đo lường được
B. Không có đủ phương pháp tin cậy để đo lường
C. Kết hợp chặt chẽ với tình trạng sức khỏe nhưng ít được nghiên cứu
D. Có thể tương tác với các đặc trưng về hành vi và di truyền có ảnh hưởng đến sức khỏe.
E. Có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe.
12. Trong khoa học xã hội tình trạng kinh tế xã hội được đo lường bằng các chỉ số :
A. Trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân
B. Trình độ học vấn và mức thu nhập
C. Trình độ học vấn, mức thu nhập và tình trạng nghề nghiệp
D. Mức thu nhập và tình trạng nghề nghiệp và chức vụ
E. TĐHV, mức thu nhập, tình trạng nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân.
13. Vốn xã hội (social capital) là một yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe, có thể sử dụng các từ khóa để giải thích, cụm từ nào sau đây không thuộc vốn xã hội :
A. Sự điều phối cộng đồng
B. Sự hợp tác, sự hỗ tương
C. Sự tin cậy
D. Quan hệ kinh tế
E. Những mối quan hệ hỗ trợ.
14. Mối quan hệ tình cảm tốt đẹp trong gia đình có ảnh hưởng tốt cho sức khoẻ mỗi thành viên được xem là một dạng của vốn xã hội, đó là dạng :
A. Kết nối chặt chẽ
B. Cầu nối
C. Liên kết
D. Hỗ tương
E. Tình cảm.
15. Mối quan hệ thân thiết giữa bạn hữu, các thành viên trong một hiệp hội, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn là một dạng của vốn xã hội, đó là dạng :
A. Kết nối chặt chẽ
B. Cầu nối
C. Liên kết
D. Hỗ tương
E. Tình cảm.
16. Mạng lưới xã hội/sự hỗ trợ xã hội nói đến mức độ hòa nhập và sự kết nối xã hội, có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe :
A. Giúp nâng cao phúc lợi cá nhân và cộng đồng
B. Giúp kéo dài tuổi thọ và giảm tỉ lệ tử vong đối với mọi nguyên nhân
C. Làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, nâng cao sức khỏe thể chất, tâm thần, chức năng hoạt động của cơ thể, giảm tỉ lệ bệnh tật tử vong đối với mọi nguyên nhân
D. Làm giảm mức độ lo âu
C. Làm giảm lỉ lệ bệnh trầm cảm.
17. Mạng lưới xã hội/sự hỗ trợ xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, được chứng minh bằng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học là :
A. Luôn luôn tích cực
B. Có thể góp phần tiên đoán các nguy cơ tử vong của mọi nguyên nhân
C. Có thể góp phần tiên đoán các NCTV do một số nguyên nhân đặc thù
D. Tiên đoán được các nguy cơ tử vong của mọi nguyên nhân và tử vong do nguyên nhân đặc thù bao gồm các nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch, ung thư và chấn thương
E. Không tiên đoán được các nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, ung thư và chấn thương.
18. Hiện tượng bắt chước lẫn nhau trong nhóm những người nghiện hút, tiêm chích ma túy là hành vi có ảnh hưởng đến sức khỏe :
A. Không liên quan đến mạng lưới xã hội/sự hỗ trợ xã hội
B. Có liên quan đến giáo dục đồng đẳng
C. Là một mặt tiêu cực của mạng lưới xã hội/sự hỗ trợ xã hội
D. Có thể tiên đoán được tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS
C. Có kết hợp với chất lượng của vốn xã hội.
19. Các hoạt động văn hóa góp phần phát triển và duy trì vốn xã hội :
A. Luôn luôn có tác động tích cực đối với sức khỏe
B. Chỉ có tác động tốt đến sức khỏe về thể chất
C. Có thể có tác động tốt đến sức khỏe về thể chất, tâm thần và xã hội nhưng chưa được chứng minh bằng phương pháp dịch tễ học
D. Có tác động tích cực đối với sức khỏe cả về thể chất, tâm thần và xã hội
E. Có tác dụng tốt đến sức khỏe về thể chất, tâm thần và xã hội, thông qua sự giảm bớt căng thẳng và đánh thức sự chú ý, sự cảnh giác và sự thích thú.
20. Giữa mức độ tham gia các hoạt động văn hóa và tình trạng sức khỏe :
A. Có mối quan hệ kết hợp
B. Có thể có mối quan hệ kết hợp nhưng chưa được chứng minh
C. Không có quan hệ kết hợp
D. Có sự tương quan tuyến tính
E. Có thể có sự tương quan tuyến tính nhưng chưa được chứng minh.
21. Trong phương trình: Kết quả sau cùng về sức khỏe = Gn + En + GnxEn + Dnoise, sự tương tác gene - môi trường thể hiện ở trị số :
A. Gn + Dnoise
B. Gn + GnxEn + Dnoise
C. GnxEn
D. Gn + En + GnxEn + Dnoise
E. Gn + En + GnxEn
22. Vốn xã hội có thể chia làm hai mức: mức đại thể và mức vi thể. Trong lĩnh vực sức khỏe, vốn xã hội thể thấy rõ ở cả hai mức :
A. Mức đại thể gồm sự t/gia của cộng đồng, tương trợ lẫn nhau khi đau ốm.
B. Mức vi thể gồm các tiềm năng mà các tổ chức và mạng lưới xã hội đóng góp cho phát triển
C. Mức đại thể gồm các tiềm năng mà các tổ chức và mạng lưới xã hội đóng góp cho phát triển
D. Mức vi thể bao gồm những mối quan hệ và cấu trúc chính thức, như luật lệ, chế độ chính trị, hệ thống pháp luật
E. Mức vi thể gồm các mqh bên trong chế độ chính trị, hệ thống pháp luật.
23. Quan niệm nào sau đây là không đúng:
A. Nhận thức về sức khỏe bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của cộng đồng là khác nhau
B. Nhận thức về sức khỏe bệnh tật và chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào bản chất văn hóa của cộng đồng
C. Chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề sức khỏe phải có một tiếp cận toàn diện
D. Một bệnh chỉ có một nguyên nhân duy nhất
E. Tiếp cận về chẩn đoán, điều trị thay đổi theo các nền văn hóa khác nhau.
24. Vệ sinh, loại bỏ nơi sinh đẻ của muỗi Aedes trong và chung quanh nhà là làm giảm ảnh hưởng đối với sức khỏe của:
A. Tác nhân gây bệnh
B. Yếu tố xã hội
C. Yếu tố môi trường
D. Điều kiện sống
E. Các yếu tố liên quan đến lối sống.
25. Môi trường nào sau đây ảnh hưởng tới sự cung cấp lương thực, nguồn bệnh và cơ chế lây truyền của nhiều bệnh tật:
A. Tự nhiên
B. Sinh học
C. Xã hội
D. Lao động
E. Vật lý.
26. Khi chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề sức khỏe phải đặt sức khỏe của các cá thể và cộng đồng trong:
A. Điều kiện sống và điều kiện làm việc
B. Phong tục tập quán của cộng đồng
C. Những ảnh hưởng của xã hội và cộng đồng
D. Bối cảnh môi trường tự nhiện, văn hóa và xã hội
E. Điều kiện kinh tế xã hội.
27. Chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề sức khỏe phải:
A. Điều chỉnh trạng thái căn bằng âm dương trong cơ thể
B. Kết hợp Đông- Tây y
C. Có tiếp cận về chẩn đoán, điều trị
D. Có tiếp cận toàn diện
E. Có những qua điểm toàn diện về sức khỏe.
28. Quan niệm nào sau đây là không đúng :
A. Một bệnh không phải chỉ có một nguyên nhân duy nhất
B. Một tác nhân có thể gây bệnh cho tất cả mọi người
C. Tác nhân là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe
D. Có nhiều y/tố khác giữ vai trò là nguyên nhân sâu xa của sức khỏe bệnh tật
E. Có nhiều yếu tố ngoài phạm vi hệ thống y tế có ảnh hưởng đến sức khỏe.
29. Quan niệm về sức khỏe thay đổi theo :
A. Hệ thống y học
B. Điều kiện kinh tế
C. Các thời kỳ lịch sử và các nền văn minh khác nhau
D. Cách tiếp cận về chăm sóc sức khỏe
E. Cách giải quyết những vấn đề sức khỏe.
30. Bệnh sốt xuất huyết luôn là mối hiểm họa của các nước nhiệt đới, điều này cho thấy tình trạng sức khỏe chịu ảnh hưởng lớn của :
A. Yếu tố xã hội
B. Yếu tố thiên nhiên
C. Yếu tố địa lý
D. Biến động của môi trường
E. Yếu tố môi trường.
31. Vốn xã hội bao hàm mạng lưới xã hội/sự hỗ trợ xã hội là nhóm biến số :
A. Bao gồm hai bién số
B. Là các biến số không đo lường được
C. Được đánh giá bằng phương pháp định tính
D. Được đánh giá bằng phương pháp định lượng
E. Được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
32. Nhận thức về sức khỏe bệnh tật và chăm sóc sức khỏe phụ thuộc :
A. Bản chất văn hóa của cộng đồng
B. Điều kiện địa lý
C. Phong tục tập quán
D. Điều kiện kinh tế
E. Lối sống.
33. Yếu tố tâm lý xã hội trong môi trường lao động, đặc biệt sự phơi nhiễm với stress trong công việc có liên quan với sự khởi phát của nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh tim mạch :
A. Đúng B. Sai.
34. Các yếu tố văn hóa xã hội chỉ có ảnh hưởng đối với sức khỏe tâm thần :
A. Đúng B. Sai.
35. Tham gia tích cực các sự kiện văn hóa có liên quan đến tuổi thọ nhưng chưa được chứng minh là có kết hợp có ý nghĩa :
A. Đúng B. Sai.
36. Mạng lưới xã hội/sự hỗ trợ xã hội có khi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe theo chiều hướng tiêu cực :
A. Đúng B. Sai.
37. Đã có nghiên cứu cho thấy rằng những người ít khi tham gia vào các sự kiện văn hóa có nguy cơ tử vong cao hơn 60% so với những người tham gia thường xuyên :
A. Đúng B. Sai.
38. Các yếu tố văn hóa và xã hội không liên quan đến yếu tố di truyền trong việc quyết định sức khỏe bệnh tật của một cá thể :
A. Đúng B. Sai.
39. Nội dung của vốn xã hội không phải là mức thu nhập của một cộng đồng :
A. Đúng B. Sai.
40. Những người không mắc bệnh tim mạch là vì bản thân họ không mang các yếu tố di truyền của bệnh tim mạch :
A. Đúng B. Sai.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết