Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC Y TẾ (4TIẾT)

Go down

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC Y TẾ  (4TIẾT) Empty XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC Y TẾ (4TIẾT)

Bài gửi by Admin 7/7/2015, 16:35

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC Y TẾ
(4TIẾT)

1. Việc xây dựng một đề án nghiên cứu nhân hoc y tế hoàn toàn tuân thủ một quy trình nghiên cứu khoa học với:
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 6 bước @
D. 4 bước
E. 5 bước.
2. Nghiên cứu là quá trình thu thập, phân tích và phiên giải thông tin một cách có hệ thống nhằm trả lời một câu hỏi hoặc để:
A. Đưa ra một giải pháp
B. Hình thành mục tiêu nghiên cứu
C. Hình thành câu hỏi nghiên cứu
D. Giải quyết một vấn đề nào đó @
E. Giải quyết một chính sách nào đó.
3. Phương pháp nhân học trong nghiên cứu sức khoẻ được đặc trưng bởi, ngoại trừ:
A. Trình bày rõ ràng một vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
B. Xác định các yếu tố kinh tế và văn hoá-xã hội có liên quan đến vấn đề đó
C. Kế hoạch thu thập số liệu liên quan đến vấn đề đó
D. Đi sâu vào lĩnh vực y học @
E. Sử dụng các kết quả dương tính và âm tính dựa vào số liệu hiện có.
4. Vì nghiên cứu nhân học y tế manh tính định hướng vấn đề/dựa trên vấn đề (problem-oriented) nên nó cần mang tính:
A. Chọn lọc @
B. Biệt lập
C. Phán đoán
D. Phân tích
E. Toàn diện.
5. Vì nghiên cứu nhân học y tế manh tính định hướng vấn đề/dựa trên vấn đề nên nó cần tập trung vào những yếu tố giúp giải thích và:
A. Trình bày rõ ràng một vấn đề nghiên cứu
B. Giải quyết vấn đề được phát hiện @
C. Xác định các yếu tố kinh tế và văn hoá-xã hội có liên quan đến vấn đề đó
D. Sử dụng các kết quả dương tính và âm tính dựa vào số liệu
E. Giải quyết một tình huống xảy ra trong nghiên cứu .
6. Trong thiết kế nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nên đánh giá xem:
A. Họ biết về phương pháp nghiên cứu nhiều đến mức nào
B. Họ biết về mục tiêu nghiên cứu nhiều đến mức nào
C. Họ biết về yếu tố kinh tế xã hội nhiều đến mức nào
D. Họ biết về vấn đề đó nhiều đến mức nào @
E. Họ biết về các nghiên cứu trước đây nhiều đến mức nào.
7. Nghiên cứu thăm dò hoặc nghiên cứu mô tả là thiết kế nghiên cứu phù hợp khi người nghiên cứu:
A. Không hiểu rõ vấn đề nghiên cứu ở cộng đồng, nhưng hiểu rõ về các nguyên nhân của vấn đề này
B. Ít hiểu rõ vấn đề nghiên cứu ở cộng đồng và hiểu về các nguyên nhân của vấn đề này bị hạn chế
C. Hiểu rõ vấn đề nghiên cứu ở cộng đồng, nhưng hiểu về các nguyên nhân của vấn đề này vẫn còn hạn chế @
D. Hiểu rõ vấn đề nghiên cứu ở cộng đồng và cũng hiểu rõ về các nguyên nhân của vấn đề này
E. Tất cả đều sai.
8. Ở giai đoạn thăm dò của nghiên cứu nhân học, nhà nghiên cứu xác định các yếu tố văn hoá-xã hội và:
A. Kinh tế có liên quan tới vấn đề
B. Sức khoẻ có liên quan tới vấn đề @
C. Giáo dục có liên quan tới vấn đề
D. Chính trị có liên quan tới vấn đề
E. Niềm tin có liên quan tới vấn đề.
9. Trong nghiên cứu nhân học, quan trọng là nhận ra rằng có thể xác định vấn đề từ những:
A. Quan điểm lý thuyết @
B. Quan điểm mang tính thực tiễn
C. Quan điểm chính trị
D. Quan điểm cộng đồng
E. Quan điểm y học .
10. Qua đặt vấn đề người nghiên cứu có thể trình bày một cách hệ thống, rõ ràng về lý do nghiên cứu và những hy vọng kết quả sẽ đạt được qua nghiên cứu:
A. Đúng @
B. Sai.
11. Đặt vấn đề chỉ là phần mở đầu cho một số đề cương nghiên cứu:
A. Đúng
B. Sai. @
12. Nghiên cứu nhân học y tế thường cần đến các nghiên cứu liên ngành:
C. Đúng @
D. Sai.
13. Bản chất tham gia cộng đồng là một trong những đặc tính chủ yếu của nghiên cứu:
A. Y học
B. Nhân học y tế @
C. Y sinh học
D. Sinh lý học
E. Môi trường sức khỏe.
14. Để đảm bảo một nghiên cứu là xác đáng thì mọi người liên quan trực tiếp với một vấn đề sức khoẻ cụ thể nào đó hoặc vấn đề chăm sóc sức khoẻ thì nên:
A. Không nên tham gia vào đề án nghiên cứu
B. Tham gia vào đề án nghiên cứu @
C. Hạn chế tham gia vào đề án nghiên cứu
D. Tham gia bị động vào đề án nghiên cứu
E. Tham gia khi thật sự cần thiết.
15. Những người tham gia trong nghiên cứu nhân học ở cộng đồng bao gồm, ngoại trừ:
A. Các nhà hoạch định chính sách
B. Các thành viên của sở y tế liên quan
C. Những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tư nhân
D. Những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và chính cộng đồng đó
E. Các bác sĩ điều trị tại các tuyến kỹ thuật cao. @
16. Nếu những nhà hoạch định chính sách chỉ tham gia sau khi đã hoàn tất nghiên cứu thì báo cáo có thể bị quên lãng:
A. Đúng @
B. Sai.
17. Nếu những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chỉ tham gia thu thập số liệu mà không tham gia phát triển đề cương nghiên cứu hoặc phân tích số liệu thì họ có thể không có động cơ để thu thập số liệu chính xác hoặc thực hiện:
A. Xây dựng thiết kế nghiên cứu
B. Xây dựng các biến số nghiên cứu
C. Những kiến nghị đã đưa ra @
D. Kế hoạch nghiên cứu
E. Những tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu.
18. Nếu cộng đồng chỉ được yêu cầu trả lời bộ câu hỏi thì những kiến nghị đưa ra từ nghiên cứu sẽ dễ được chấp nhận:
A. Đúng
B. Sai. @
19. Nếu những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp tham gia vào quá trình thực hiện những kiến nghị đưa ra thì họ quan tâm đến tính khả thi của các kiến nghị đó:
A. Đúng @
B. Sai.
20. Vai trò của mọi người trong đề án nghiên cứu sẽ không tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất phức tạp của nghiên cứu cũng như lĩnh vực nghiên cứu:
A. Đúng
B. Sai. @
21. Bằng cách phân chia đề án nghiên cứu thành những tiểu ban nghiên cứu nhỏ hơn, để những nhóm khác nhau có thể thực hiện nghiên cứu trong một thời gian ngắn:
A. Đúng @
B. Sai.
22. Nghiên cứu có tham gia cộng đồng nghĩa là làm việc với những người có cái nhìn giống nhau:
A. Đúng
B. Sai. @
23. Một cách lý tưởng, những người được chăm sóc y tế, nên là người được hưởng lợi nhiều nhất từ nghiên cứu
A. Đúng @
B. Sai.
24. Vấn đề nghiên cứu nhân học y tế thường không do những nhà hoạch định chính sách y tế quốc gia quyết định
A. Đúng
B. Sai. @
25. Nhà nghiên cứu nên phản hồi các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng nơi thực hiện nghiên cứu và động viên các thành viên trong cộng đồng đưa ra kiến nghị của chính bản thân họ
A. Đúng @
B. Sai.
26. Trong chọn lựa, phân tích và xác định vấn đề nghiên cứu, những thành tố quan trọng của bước này là, ngoại trừ:
A. Xác định vấn đề
B. Chọn vấn đề ưu tiên
C. Phân tích
D. Viết mục tiêu tổng quát @
E. Chứng minh.
27. Trong phương pháp nghiên cứu, những thành tố quan trọng của bước này là, ngoại trừ:
A. Loại nghiên cứu và các biến số
B. Phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ và tiền @
C. Các kỹ thuật thu thập số liệu và chọn mẫu
D. Lập kế hoạch thu thập số liệu và lập kế hoạch phân tích và xử lý số liệu
E. Xem xét vấn đề đạo đức.
28. Nên nhấn mạnh vào những thiết kế nghiên cứu tương đối đơn giản, tốn ít thời gian sẽ mang lại kết quả thiết thực tương đối nhanh:
A. Đúng @
B. Sai.
29. Những thiết kế nghiên cứu đơn giản nhưng hiệu quả thường khó phát triển nhưng thường đem lại những kết quả có ích khi cần
A. Đúng @
B. Sai.
30. Trong một phạm vi rộng, việc quản lý chương trình và nghiên cứu hành động nên tập trung vào các nghiên cứu với:
A. Chi phí cao
B. Chi phí thấp @
C. Chi phí vừa phải
D. Chi phí tương đối cao
E. Chi phí rất thấp.
31. Hiệu quả kinh tế là nguyên lý ít quan trọng khi chọn lựa đề án nghiên cứu
A. Đúng
B. Sai. @
32. Mỗi bản báo cáo kết quả nghiên cứu nhân học nên bao gồm, ngoại trừ:
A. Giới thiệu rõ ràng, mạch lạc các kết quả bằng một bản tóm tắt các kết quả chủ yếu và phù hợp với mối quan tâm của người đọc
B. Một phần thảo luận trung thực về những vấn đề liên quan đến phương pháp và việc tiến hành có thể ảnh hưởng đến kết quả
C. Chi phí của nghiên cứu @
D. Những biện pháp hành động tiếp theo sau các kết quả thu được
E. Những ích lợi và hạn chế của mỗi biện pháp.
33. Tra cứu các tài liệu tham khảo phải diễn ra vào lúc, ngoại trừ:
A. Trước khi nghiên cứu
B. Trong khi làm đề cương nghiên cứu
C. Khi tổ chức triển khai
D. Công bố kết quả nghiên cứu @
E. Khi ngồi viết báo cáo tổng kết đề tài.
34. Mục tiêu chung là mục tiêu tổng quát của đề tài, chỉ nêu khái quát điều mà nghiên cứu:
A. Chắc chắn sẽ đạt được
B. Mong muốn đạt được @
C. Bằng mọi cách để đạt được
D. Không đạt được
E. Khó hy vọng đạt được.
35. Kế hoạch làm việc của đề án nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi: Cần những nguồn lực nào để tiến hành nghiên cứu? Đã có những nguồn lực nào?
A. Đúng
B. Sai. @
36. Tóm tắt đề cương nghiên cứu là bước tiến hành nhằm đệ trình đề cương nghiên cứu cho các cơ quan tài trợ :
A. Đúng @
B. Sai.
37. Mục tiêu cụ thể là mục tiêu phải đề cập, ngoại trừ:
A. Một cách có hệ thống
B. Kế hoạch nghiên cứu @
C. Đầy đủ những khía cạnh khác nhau của vấn đề
D. Đầy đủ các yếu tố chủ yếu được cho là ảnh hưởng đến vấn đề
E. Đầy đủ các yếu tố chủ yếu được cho là gây ra vấn đề.
38. Mục tiêu nghiên cứu sẽ tóm tắt đề án sẽ nghiên cứu cái gì và cũng từ mục tiêu, có thể hình thành các câu hỏi nghiên cứu sẽ giúp chúng ta:
A. Khái quát hóa các thông tin cần có của đề án @
B. Khái quát hóa các nguồn lực cần có của đề án
C. Khái quát hóa các đối tượng nghiên cứu của đề án
D. Khái quát hóa các đề mục đề cương cần có của đề án
E. Khái quát hóa các kế hoạch làm việc của đề án.
39. Tùy thuộc vào sự am hiểu về vấn đề dự định sẽ xây dựng đề án nghiên cứu hoặc tùy thuộc các loại câu hỏi khác nhau được đặt ra, sẽ có những mục tiêu nghiên cứu khác nhau:
A. Đúng
B. Sai. @
40. Ba nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu trên đối tượng là con người là tôn trọng, sự hưởng lợi và công bằng cho đối tượng nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề án:
A. Đúng @
B. Sai.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết