DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Trang 1 trong tổng số 1 trang
DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
1 Nguồn truyền nhiễm của các bệnh tả, lỵ, thương hàn là:
A. Người mắc bệnh
B. Thực phẩm ô nhiễm
C. Nguồn nước nhiễm vi sinh vật gây bệnh
D. Động vật mắc bệnh
E. Ruồi nhiễm vi sinh vật gây bệnh
2 Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A.Tiêm phòng cho súc vật
B. Kiểm tra vệ sinh các nguồn nước
C. Xử lý phân đúng qui cách
D. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để
E. Diệt ruồi
3 Biện pháp tác động vào khối cảm thụ để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Uống thuốc phòng
B. Giáo dục vệ sinh cho nhân dân
C. Xây dựng tiện nghi vệ sinh ở các khu dân cư
D. Theo dõi những người khỏi bệnh mang trùng
E. Giám sát, phát hiện người lành mang trùng
4 Những người có thể mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Trẻ em
B. Người già
C. Phụ nữ
D. Người suy giảm miễn dịch
E.Tất cả mọi người
5 Bệnh lây qua đường tiêu hóa có thể giải phóng tác nhân gây bệnh ra môi trường bên ngoài qua nước tiểu là:
A. Tả
B. Lỵ
C. Thương hàn
D. Bại liệt
E. Ngộ độc thức ăn
6 Nguồn lây có ý nghĩa quan trọng trong phát sinh dịch đối với bệnh tả là:
A. Người bệnh
B. Người mang trùng
C. Người mang trùng mạn tính
D. Nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn tả
E. Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn tả
7 Về mặt lâm sàng nguồn lây nguy hiểm nhất của bệnh tả, lỵ, thương hàn là:
A. Người bệnh
B. Người mang trùng
C. Nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn tả
D. Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn tả
E. Vec tơ trung gian truyền bệnh
8 Đối với những người nghi ngờ có tiếp xúc tả, thời gian cách ly và theo dõi là:
A. 2 ngày
B. 3ngày
C. 4 ngày
D. 5 ngày
E. 7 ngày
9 Biện pháp tác động vào đường truyền nhiễm để phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Theo dõi người tiếp xúc
B. Phát hiện sớm người mắc bệnh để cách ly
C. Giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân
D. Điều trị cho người mang trùng mạn tính
E. Xử lý nguồn nước bị ô nhiễm
10 Dấu hiệu nào sau đây không phải là triệu chứng của bệnh tả:
A. Tiêu chảy
B. Luôn luôn buồn đi ngoài, rặn nhiều và đau
C. Nôn mữa
D. Mất nước và điện giải
E. Phân toàn nước
11 Dấu hiệu nào sau đây gợi ý nhiều nhất bệnh dịch tả trên bệnh nhân tiêu chảy cấp:
A. Bệnh nhân không sốt cao
B. Bệnh nhân bị ói mữa nhiều lần
C. Có dấu hiệu mất nước
D. Tri giác tỉnh táo
E. Tiêu phân nước, diễn tiến nhanh chóng đến trụy mạch
12 Biện pháp có hiệu quả nhất để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn là:
A. Uống thuốc phòng
B. Dùng vắc xin
C. Chẩn đoán sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị
D. Vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, xử lý phân an toàn.
E. Diệt ruồi
13 Về lâu dài biện pháp tốt nhất để phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa là
A. Quản lý tốt nguồn truyền nhiễm
B. Quản lý tốt người mang trùng mạn tính
C. Dùng vắc xin
D. Giám sát định kỳ các ổ dịch cũ để phát hiện sớm các trường hợp bệnh
E. Đảm bảo cung cấp nước an toàn và vệ sinh môi trường
14 Biện pháp chống dịch tốt nhất khi có dịch tả, lỵ, thương hàn xảy ra là:
A. Dùng kháng sinh cho mọi người trong vùng dịch
B. Dự phòng bằng vắc xin
C. Phát hiện sớm, cách ly và điều trị bệnh nhân
D. Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
E. Phát hiện sớm, cách ly, điều trị bệnh nhân, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.
15 Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Tiêm vắc xin
B. Uống thuốc phòng
C.Xử lý phân an toàn
D. Phát hiện sớm người mắc bệnh
E. Điều trị triệt để người mắc bệnh
16 Một số bệnh đường ruột tăng lên theo mùa là do ............tham gia trong việc làm lan truyền bệnh:
A. Nước
B. Thức ăn
C. Ruồi
D. Tay bẩn của người mang vi khuẩn mạn tính
E. Động vật mắc bệnh
17 Yếu tố đóng vai trò quan trọng trong lan truyền bệnh tả, lỵ, thương hàn là:
A. Vật dụng bị nhiễm phân
B. Ruồi
C.Nguồn nước bị ô nhiễm
D. Thức ăn không được nấu chín
E. Hố xí không hợp vệ sinh
18 Biện pháp dự phòng cấp 2 để phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Giám sát, phát hiện người mang trùng
B. Uống thuốc phòng
C. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
D. Phát hiện sớm người mắc bệnh để điều trị
E. Điều trị triệt để người mang trùng mạn tính
19 Dấu hiệu nào sau đây không phải là triệu chứng lâm sàng của một bệnh tả điển hình:
A. Sốt cao
B. Tiêu chảy
C. Ói mữa
D. Mất nước và điện giải
E. Tiến triễn nhanh chóng dẫn đến trụy mạch
20 Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng lây truyền bệnh thương hàn là:
A. Quản lý động vật mắc bệnh
B. Giám sát, phát hiện người mang trùng mạn tính
C. Xử lý phân an toàn
D. Kiểm tra vệ sinh nơi chế biến và bảo quản thực phẩm
E. Diệt vec tơ truyền bệnh
21 Bệnh phải được cách ly bắt buộc trong những phòng riêng của khoa truyền nhiễm là:
A. Bệnh tả
B. Bệnh lỵ
C. Sởi
D. Tiêu chảy do E. coli
E. Sốt xuất huyết
22 Các biện pháp sau đây được thực hiện để phòng chống bệnh tả khi có dịch xảy ra, ngoại trừ:
A. Phát hiện sớm người mắc bệnh để cách ly, điều trị
B. Theo dõi người tiếp xúc
C. Giám sát các trường hợp ỉa chảy nghi ngờ
D. Dự phòng kháng sinh cho người nhà ăn ở chung với người bệnh
E. Dự phòng kháng sinh cho mọi người trọng vùng có dịch.
23 Bệnh nào sau đây có tình trạng người mang trùng mạn tính sau khi khỏi bệnh:
A. Bệnh tả
B. Bệnh thương hàn
C. Viêm gan A
D. Tiêu chảy
E.Leptospirose.
24 Nguồn truyền nhiễm của bệnh thương hàn là:
A. Động vật mắc bệnh
B. Người mang trùng
C. Ruồi nhiễm vi khuẩn thương hàn
D. Thức ăn, nước uống bị ô nhiễm
E. Rau bón phân tươi
25 Ở các vùng có nguy cơ cao, biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng bệnh thương hàn là:
A. Tiêm vắc xin
B. Uống thuốc phòng
C. Điều trị triệt để cho người mắc bệnh
D. Khai báo các trường hợp
E. Diệt động vật mắc bệnh
26 Dấu hiệu Typhos: bệnh nhân nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, mắt đờ đẩn, là triệu chứng của bệnh :
A. Bệnh tả
B. Bệnh lỵ trực trùng
C. Bệnh lỵ amibe
D. Bệnh thương hàn
E. Bệnh leptospirose
27 Đối với các bệnh lây qua đường tiêu hóa thì nguồn lây nguy hiểm nhất là:
A. Người bệnh ở giai đoạn ủ bệnh
B. Người bệnh ở thời kỳ phát bệnh
C. Người bệnh ở giai đoạn hồi phục
D. Người mang trùng mạn tính
E. Nguồn nước nhiễm vi sinh vật gây bệnh
28 Ở các vùng có nguy cơ cao, biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng bệnh tả là:
A.Tiêm vắc xin
B. Uống thuốc phòng
C.Phát hiện người mang trùng
D. Điều trị triệt để cho người mắc bệnh
E. Khai báo các trường hợp bệnh
29 Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cho cộng đồng cần giám sát phát hiện và điều trị người mang trùng cho:
A. Nhân viên y tế
B. Nhân viên tiếp thị
C. Nhân viên chế biến và phân phối thực phẩm
D. Học sinh, sinh viên
E. Người chăn nuôi gia súc
30 Triệu chứng đau bụng, luôn luôn muốn đi ngoài, phân lỏng có nhầy máu là biểu hiện của bệnh nào sau đây:
A. Tả thể nặng
B. Lỵ trực trùng thể điển hình
C. Thương hàn
D. Lỵ amibe
E. Tiêu chảy do Rotavirus
31 Biện pháp phòng bệnh tả, lỵ, thương hàn có hiệu quả nhất là sử dụng vaccin.
A. Đúng
B. Sai
32 Biện pháp có hiệu quả nhất đối với mọi người để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây theo đường tiêu hóa là ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiêu.
A. Đúng
B. Sai
33 Khi có dịch tả xảy ra có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh cho mọi người trong vùng có dịch.
A. Đúng
B. Sai
34 Tính chất phân điển hình của người bị bệnh tả là phân lỏng nhầy máu.
A. Đúng
B. Sai
35 Xét nghiệm soi phân giúp chẩn đoán xác định bệnh tả, lỵ, thương hàn .
A. Đúng
B. Sai
36 Dự phòng cấp 1 để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa là xử lý phân đúng qui cách.
A. Đúng
B. Sai
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|