Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu 11: Phân tích quan điểm và chủ trương của ĐCSVN về việc xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới:

Go down

Câu 11: Phân tích quan điểm và chủ trương của ĐCSVN về việc xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới: Empty Câu 11: Phân tích quan điểm và chủ trương của ĐCSVN về việc xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới:

Bài gửi by Admin 9/7/2015, 22:08

- Hệ thống chính trị của nc ta bao gồm: ĐCSVN, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội (Tổng Liên đoàn lao động VN, Đoàn Thanh niên CS HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, Hội Cựu chiến binh VN, Hội Nông dân VN…)
- Quá trình đổi mới tư duy về hệ thống chính trị:
+ Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị: Đảng khẳng định đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới hệ thống chính trị; đổi mới chính trị kịp thời, phù hợp sẽ thúc đẩy đổi mới kinh tế diễn ra thành công.
+ Mục tiêu của thay đổi hệ thống chính trị nhằm mục đích dân giàu nc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp trong giai đoạn này: thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nghèo đói, kém phát triển của đất nc; thực hiện công bằng xã hội; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành.
+ Nhận thức mới về xây dựng Nhà nc pháp quyền XHCN.
+ Nhận thức mới về vai trò của đảng trong hệ thống chính trị: Đảng bình đẳng vs các thành phần khác trong hệ thống chính trị đồng thời đảng là lãnh đạo của cả hệ thống chính trị
- Từ Đại hội VI đảng đã chỉ rõ cần đổi mới chính trị trong đó có đổi mới hệ thống chính trị
- Mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị: nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nd.
- Quan điểm của đổi mới hệ thống chính trị:
+ Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế vs đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị
+ Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ko phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, hiệu lực quản lý của nhà nc, phát huy quyền làm chủ của nd, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp vs đường lối đổi mới toàn diên, đồng bộ của đất nc.
+ Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
+ Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị vs nhau và vs xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều của cả hệ thống để thuc đẩy cả xã hội phát triển.
- Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kì đổi mới:
+ Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị:
Trước Đại hội X, Đảng xác định ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nd lao động và của cả dân tộc. Đại hội X và XI đã bổ sung: ĐCSVN cũng là đội tiên phong của nd lao động.
* Về phương thức lãnh đạo:
@ Lãnh đạo bằng cương lĩnh , chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn
@ Bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động tổ chức, kiểm tra giám sát bằng hành động gương mẫu của Đảng viên
@ Lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
@ Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền đồng thời phát huy vai trò tính chủ động sang tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị
* Về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị:Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đồng thời cũng là 1 bộ phận của hệ thống ấy
* Đảng luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Nghị quyết trung ương 5 khóa X đã chỉ rõ các mục tiêu giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiểu quả lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và toàn xã hội., sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, trong xã hội; làm cho nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng XHCN
* Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng; đồng bộ với đổi mới kinh tế. Đây là công việc hệ trong, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chí trị cao; đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm; vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN: Nhà nước pháp quyền là một tất yếu của lịch sử, nó không phải là sản phẩm riêng của XHCNTB mà ta tính hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người. Nhà nước pháp quyền ko phải ko phải là một kiểu Nhà nc, một chế độ Nhà nc mà là cách thức tổ chức phân công quyên lực Nhà nc. Nhà nc pháp quyền XHCN VN dc xây dựng dựa theo 5 đặc điểm sau:
* Là Nhà nc của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực Nhà nc thuộc về nd
* Quyền lực Nhà nc là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giựa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
* Nhà nc dc tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật và đảm bảo cho hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội
* Nhà nc tôn trọng và đảm bảo quyền con ng, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nc và công dân, thực hành dân chủ, tăng cường kỉ cương, kỉ luật. Nhà nc pháp quyền XHCN VN do 1 đảng duy nhất lãnh đạo có sự giám sát của nd, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc VN và các tô chức thành viên của Mặt trận.
+ Xây dựng Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị: Mặt trận Tổ quốc VN và các tô chức chính trị xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tẩng lớp nd; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nd, đề xuất các chủ trương, chính sách kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng. Nhà nc ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc VN và các tô chức chính trị xã hội, khắc phục tình trạng hành chính hóa, hình thức hóa; nâng cao chất lượng hoạt động; làm tốt phong cách dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm vs dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics
» Câu 13: Phân tích quá trình đổi mới nhận thức và quan điểm giải quyết các vấn đề xã hội của ĐCSVN trong thời kì đổi mới.
» Câu 9: Phân tích đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới và sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới
» Câu 8: Phân tích quá trình đổi mời tư duy về công nghiệp hóa và quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới của ĐCSVN.
» Câu 10: Trình bày cơ sở hình thành hệ thồng dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản (1954-1975) và chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản VN (1975-1985).
» Câu 12: Phân tích quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa VN thời kì trc đổi mới

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết