Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu 8: Phân tích quá trình đổi mời tư duy về công nghiệp hóa và quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới của ĐCSVN.

Go down

Câu 8: Phân tích quá trình đổi mời tư duy về công nghiệp hóa và quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới của ĐCSVN. Empty Câu 8: Phân tích quá trình đổi mời tư duy về công nghiệp hóa và quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới của ĐCSVN.

Bài gửi by Admin 9/7/2015, 22:07

- Quá trình đổi mới tư duy:
+ Đại hội VI (1986): Đại hội đổi mới vs tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thới kì 1975-1985. Đó là: một là, sai lầm trong xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế…( do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế); hai là, sai lầm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, chỉ thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn mà ko tập trung sức giải quyết các vấn đề căn bản như lương thực, thực phẩm, hang tiêu dùng và hang xuất khẩu (kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp); ba là, ko thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội V (như: chưa thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hang đầu, công nghiệp nặng ko phục vụ kịp thời cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ). Từ những sai lầm đó, Đại hội đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa XHVN trong những năm còn lại là thực hiện cho bằng dc 3 chương trình mục tiêu: lương thực-thực phẩm; hàng tiêu dùng; hang xuất khẩu.
+ Đại hội VII (1991): Đảng xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong 7 phương hướng xây dựng đất nc trong thời kì quá độ lên CNXH
+ Đại hội VIII (1996): Đảng đã có những nhận định quan trọng: nc ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép nc ta chuyển sang thời kì mới, đó là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nc.
+ Đại hội IX (2001), Đại hội X (2006) và Đại hội XI (2011) của Đảng đã bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới, đó là cố gắng rút ngắn con đường công nghiệp hóa; ưu tiên những ngành công nghiệp ở Việt Nam có ưu thế (công nghiệp đóng tàu biển); hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nộng nghiệp nông thôn
- Mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa: đó là biến nc ta thành 1 nc công nghiệp có cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp vs trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng-an ninh vững chắc, dân giàu, nc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa tk XXI, nc ta trở thành 1 nc công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN.
- Quan điểm công nghiệp hóa hiện đại hóa:
+ Một là, công nghiệp hóa gắn vs hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vs phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đảng nhận định ở Đại hội X: khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, cuộc CM khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối vs nc ta. Vì vậy chúng ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa vs hiện đại hóa. Đại hội X của Đảng cũng đã chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vs phát triển kinh tế tri thức, coi kính tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội XI nhấn mạnh thêm: thực hiện CNH, HĐH đất nc gắn vs phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn chặt chẽ công nghiệp, nộng nghiệp, dịch vụ.
Kinh tế tri thức là tổ chức Hơp tác và Phát triển kinh tế OECD đưa ra định nghĩa: kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất là đối vs sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học, công nghệ (công nghệ thông tin, CN sinh học..).
+ Hai là, CNH, HĐH gắn vs phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, CNH, HĐH ko phải chỉ là việc của Nhà nc mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nc là chủ đạo. Phương thức phẩn bổ nguồn lực dc thực hiện chủ yếu bằng kinh tế thị trường. CNH, HĐH gắn liền vs phát triển kinh tế thị trường giúp cho khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá CNH. HĐH đất nc.Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, nc ta tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Điều này giúp thu hút vốn đầu tư nc ngoài, công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý…sớm đưa nc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; đồng thời khai thác kinh tế thị trường thế giới để tiêu thụ sản phẩm mà nc ta có nhiều lợi thế và sức cạnh tranh cao.
+ Ba là, lấy phát huy nguồn lực con ng là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để tăng trưởng kinh tế cần có 5 yếu tố chủ yếu: vốn; khoa học công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý Nhà nc, trong đó con ng là yếu tố quyết định, vì vậy để phát triển nguồn lực con ng đáp ứng cho yêu cầu CNH, HĐH đất nc cần đặc biệt chú ý đến giáo dục đào tạo. Nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sang tạo công nghệ mới.
+ Bốn là, khoa học – công nghệ là nền tảng và động lực của CNH, HĐH. Khoa học công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Nc ta tiến lên CNXH từ 1 nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa học công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn vs phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là tất yếu. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sang chế kết hợp vs phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là CN thông tin, CN sinh học và CN vật liệu mới.
+ Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi vs phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Mục tiêu của xây dựng XHCN ở nc ta là dân giàu, nc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; để thực hiện mục tiêu đó trc hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ có như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng…
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics
» Câu 13: Phân tích quá trình đổi mới nhận thức và quan điểm giải quyết các vấn đề xã hội của ĐCSVN trong thời kì đổi mới.
» Câu 11: Phân tích quan điểm và chủ trương của ĐCSVN về việc xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới:
» Câu 9: Phân tích đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới và sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới
» Câu 12: Phân tích quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa VN thời kì trc đổi mới
» Câu 14: Phân tích hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đối ngoại thời kì trước đổi mới.

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết