Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu 2: Trình bày vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của ĐCSVN

Go down

Câu 2: Trình bày vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của ĐCSVN Empty Câu 2: Trình bày vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của ĐCSVN

Bài gửi by Admin 9/7/2015, 22:04

*Vài nét về tiểu sử: tên thật là Ng Sinh Cung sinh 19/5/1890 tại thôn Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gđ nhà nho nghèo yêu nc, Cha là Ng Sinh Sắc-một nho sĩ yêu nc, mẹ là Hoàng Thị Loan, chị là Ng Thị Thanh, anh là Ng Sinh Khiêm. Người lớn lên ở Nghệ An, người dân nơi đây có tính cách quyết đoán, bản lĩnh, nên đã sản sinh ra nhiều trí thức nổi tiếng của nc ta (Phan Bội Châu, Đặng Thúc Hứa), khiến nơi đây trở thành quê hương giàu truyền thống CM. Người còn có quê hương thứ 2 là Huế, là đất kinh thành, mưa nhiều tạo cho con người tính cách nhẹ nhàng, từ tốn. Lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, nhân dân cực khổ, các phòng trào yêu nc bị đàn áp dã man. Tất cả những điều nay đã làm nên một NAQ yêu nước, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Người tham gia cuộc biểu tình chống sưu cao thuế nặng khi còn học ở Huế, sau đó phong trào bị dập tắt và Người bị đuổi học.
- Đầu 1911, Người vào Sài Gòn tìm hiểu đời sống công nhân và quyết định sang Pháp vs mục đích vì muốn tìm hiều đs nhân dân P có văn minh, tự do, hạnh phúc như TDP đã nói hay không.
- 5/6/1911, Ng lấy tên là nguyễn Văn Ba xin làm phụ bếp trên một tàu buôn sang P.
- 7/1920, đọc “sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và tìm ra dc lời giải đáp về con đường giải phóng cho dân tộc VN. Đó là con đường cách mạng vô sản. Sau khi đã tìm thấy con đường này, Người vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng CS Pháp, vừa nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước.
- 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp, người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ 3 và tham gia thành lập Đảng CS Pháp.
* Chuẩn bị về tư tưởng:
Từ năm 1920 – 1930, trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng một hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Vô sản, những tư tưởng đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng ta sau này. Hệ thống quan điểm đó được Người thể hiện trong các bài báo, các tác phẩm (báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo, báo Đời sống công nhân, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết năm 1925…). Bao gồm:
+ Khẳng định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa
+ Cách mạng thuộc địa là một bộ phận của cách mạng thế giới trong thời đại cách mạng vô sản
+ Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở “chính quốc” có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời. Trong đó, cách mạng thuộc địa có tính độc lập tương đối, nghĩa là có thể nổ ra trước và thành công trước cách mạng vô sản ở “chính quốc”
+ Cách mạng thuộc địa có 2 giai đoạn là: CM giải phóng dân tộc và CM Xã hội chủ nghĩa
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân vì vậy quần chúng cần được tập hợp, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo.
+ Về lực lượng cách mạng: - Công – nông là “chủ cách mệnh”, là “gốc cách mệnh”
- Trí thức, tiểu tư sản là “bầu bạn của công nông”
+ Vấn đề đoàn kêt quốc tế: CM thuộc địa là một bộ phận của CM thế giới, vì vậy cần phải đoàn kết vs các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đồng thời phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự cường.
+ Về lãnh đạo: lãnh đạo CM là giai cấp công nhân, thông qua ĐCS đã lấy chủ nghĩa Mac-Lê nin làm nền tảng tư tưởng. Người khẳng định: muốn thắng lợi thì CM phải có một đảng lãnh đạo, đảng có vững, CM mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt; chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mac-Lenin.
 Cốt lõi của hệ thống quan điểm trên là: độc lập dân tộc gắn liền vs CNXH
* Chuẩn bị về tổ chức:
+ Cuối 1924 (11/1924), NAQ đến Quảng Châu, Trung Quốc
+ 6/1925, thành lập Hội Việt Nam CM Thanh niên
+ 1925-1927, mở lớp bồi dưỡng chính trị cho Hội VN CM Thanh niên. Năm 1927, các bài giảng của Người tại hội VN CM Thanh niên dc in thành cuốn sách lấy tên là “Đường Cách Mệnh”.
+ 1928, Hội về nc và tiến hành phong trào “vô sản hóa”, đưa chủ nghĩa Mac-Lenin và con đường CM Hồ Chí Minh vào phong trào công nhân và p trào yêu nước VN
Ngoài huấn luyện trực tiếp cán bộ của Hội VN CM Thanh niên, NAQ lựa chọn các thanh niên ưu tú để gửi đi học thêm ở trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc).
+ Cuối 1929, trong nc xuất hiện 3 tổ chức CS: Đông Dương CS Đảng, An Nam CS Đảng, Đông Dương CS Liên đoàn
+ Đầu 1930, Người về Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức CS và thành lập nên Đảng CS Việt Nam.
 Như vậy đến đầu 1930 quá trình NAQ chuẩn bị về chính trị - tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng CS VN cơ bản hoàn thành. Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac-Lenin vs phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN, mà lãnh tụ NAQ giữ vai trò là người kiến tạo và sang lập.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết