Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NIỀM TIN SỨC KHỎE

Go down

NIỀM TIN SỨC KHỎE Empty NIỀM TIN SỨC KHỎE

Bài gửi by Admin 7/7/2015, 16:40

NIỀM TIN SỨC KHỎE

1. Niềm tin là:
A. Sự chấp nhận những điều được cộng đồng tin tưởng
B. Sự chấp nhận một chân lý
C. Sự chấp nhận những điều nghe được từ người thân
D. Kinh nghiệm của cá nhân hay của những người trong cộng đồng
E. Sự chấp nhận một điều hay một vấn đề nào đó là đúng hoặc có thật.
2. Kiến thức thường bắt nguồn từ:
A. Sự hiểu biết
B. Kinh nghiệm
C. Sự trải nghiệm
D. Giao tiếp
E. Sự suy tưởng.
3. Niềm tin quy định:
A. Lối sống của con người
B. Những chuẩn mực của xã hội
C. Cách ứng xử của con người
D. Điều gì chấp nhận được và điều gì không
E. Thái độ của con người.
4. Mô hình Niềm tin sức khỏe được phát triển vào khoảng:
A. Những năm 70 của thế kỷ XX
B. Những năm 50 của thế kỷ XX
C. Những năm 60 của thế kỷ XX
D. Những năm 70 của thế kỷ XIX
E. Những năm 60 của thế kỷ XIX.
5. Mô hình Niềm tin sức khỏe được xây dựng để:
A. Giải thích những hành vi sức khỏe
B. Phân loại các niềm tin sức khỏe
C. Xác định các thái độ của con người đối với vấn đề sức khỏe
D. Phân biệt các loại nhận thức của con người về sức khỏe
E. Phân tích các cách ứng xử của con người đối với vấn đề sức khỏe.
6. Mô hình Niềm tin sức khỏe được áp dụng để:
A. Giải thích những hành vi sức khỏe
B. Tìm hiểu những loại hành vi sức khỏe khác nhau
C. C. Phân loại các niềm tin sức khỏe
D. D. Xác định các thái độ của con người đối với vấn đề sức khỏe
E. E. Phân biệt các loại nhận thức của con người về sức khỏe.
7. Nhận thức về khả năng dễ mắc bệnh phần nào phụ thuộc vào:
A.Niềm tin của các cá thể
B. Kiến thức của các cá thể
C. Trình độ học vấn của các cá thể
D. Truyền thông đại chúng
E. Sự nhắc nhở của nhân viên y tế.
8. Các cá thể thường có khuynh hướng thực hiện hành vi sức khỏe có lợi khi:
A. Được nhân viên y tế nhắc nhở
B. Được người thân khuyên bảo
C. Hiểu biết đúng về vấn đề sức khỏe của bản thân
D. Lo lắng về hậu quả do bệnh tật gây ra
E. Được tuyên truyền giáo dục về các vấn đề sức khỏe.
9. Yếu tố bắt buộc các cá thể thực hiện những hành động dự phòng là:
A. Niềm tin về tính nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe
B. Kiến thức của các cá thể về vấn đề sức khỏe
C. Sự chấp nhận khả năng dễ mắc bệnh của bản thân cá thể
D. Kết quả của công tác giáo dục sức khỏe
E. Sự khuyên bảo của người thân.
10. Yếu tố quan trọng để cộng đồng chấp nhận thực hiện những hoạt động dự phòng là:
A. Được giáo dục sức khỏe
B. Thấy được các yếu tố nguy cơ của bệnh
C. Được chính quyền nhắc nhở
D. Thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe
E. Nhận thức được những lợi ích của hành vi sức khỏe dự phòng.
11. Yếu tố gây trở ngại đối với việc thực hiện các hoạt động dự phòng có thể là:
A. Niềm tin về tính nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe
B. Kiến thức của các cá thể về vấn đề sức khỏe
C. Sự không thoải mái khi thực hiện các hành vi sức khỏe có lợi
D. Trình độ học vấn của các cá thể
E. Những chuẩn mực của cộng đồng.
12. Yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn thực hiện các hoạt động dự phòng là: A. Niềm tin về tính nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe
B. Kiến thức của các cá thể về vấn đề sức khỏe
C. Hiểu biết đúng về vấn đề sức khỏe của bản thân
D. Niềm tin về tính hiệu quả và dễ thực hiện của các hoạt động dự phòng
E. Nhận thức được những lợi ích của hành vi sức khỏe dự phòng.
13. Niềm tin của con người về sức khỏe phần nào chịu ảnh hưởng của:
A. Những chuẩn mực của cộng đồng
B. Môi trường xã hội
C. Yếu tố kinh tế
D. Trình độ học vấn của các cá thể
E. Sự khuyên bảo của người thân.
14. Một trong những yếu tố thúc đẩy cá thể thực hiện hành động sức khỏe dự phòng là:
A. Niềm tin về tính nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe
B. Kiến thức của các cá thể về vấn đề sức khỏe
C. Hiểu biết đúng về vấn đề sức khỏe của bản thân
D. Truyền thông đại chúng
E. Yếu tố kinh tế.
15. Bệnh tật của người thân là một yếu tố:
A. Ảnh hưởng đến niềm tin của cá thể về tính nghiêm trọng của v/đề sức khỏe
B. Thúc đẩy cá thể thực hiện hành động dự phòng
C. Ảnh hưởng đến sự chấp nhận khả năng dễ mắc bệnh của bản thân cá thể
D. Ảnh hưởng đến nhận thức của cá thể về những lợi ích của HVSK dự phòng
E. Ảnh hưởng đến nhận thức của cá thể về những trở ngại khi thực hiện các hoạt động dự phòng.
16. Các cá thể sẽ dễ dàng thực hiện các hành động sức khỏe dự phòng khi:
A. Hiểu biết đúng về vấn đề sức khỏe của bản thân
B.Có sự khuyên bảo của người thân
C. Nhận thức được khả năng dễ mắc bệnh của bản thân
D. Nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe
E. Thấy được các yếu tố nguy cơ của bệnh.
17. Một trong những yếu tố để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe là:
A. Kiến thức của các cá thể về vấn đề sức khỏe
B. Cảm xúc của cá thể khi nghĩ về bệnh
C. Trình độ học vấn của các cá thể
D. Hiểu biết đúng về vấn đề sức khỏe của bản thân
E. Tư vấn của nhân viên y tế.
18. Thông tin quan trọng cho các nhà soạn thảo các chương trình nâng cao sức khỏe là:
A. Nhận thức về khả năng dễ mắc bệnh
B. Nhận thức về tính nghiêm trọng của một vấn đề sức khỏe
C.Nhận thức về những trở ngại khi thực hiện các hành động dự phòng
D. Nhận thức các lợi ích của hành động dự phòng
E. Nhận thức các yếu tố nguy cơ.
19. Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố thúc đẩy phụ thuộc vào:
A. Nhận thức về khả năng dễ mắc bệnh
B. Nhận thức về khả năng dễ mắc bệnh và tính nghiêm trọng của VĐSK
C. Nhận thức các lợi ích của hành động dự phòng
D. Tư vấn của nhân viên y tế
E. Hiểu biết đúng về vấn đề sức khỏe của bản thân.
20. Yếu tố trở ngại là yếu tố có:
A. Ảnh hưởng đến niềm tin của cá thể về tính nghiêm trọng của VĐSK
B. Ảnh hưởng đến sự chấp nhận khả năng dễ mắc bệnh của bản thân cá thể
C. Ảnh hưởng đến nhận thức của cá thể về những lợi ích của HVSK dự phòng
D. Giá trị tiên đoán lớn nhất về khả năng thực hiện các HVSKcó lợi
E. Ảnh hưởng thúc đẩy cá thể thực hiện hành động dự phòng.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết