Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHỮNG LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA NHÂN HỌC Y TẾ (6 TIẾT)

Go down

NHỮNG LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM CHÍNH  CỦA NHÂN HỌC Y TẾ (6 TIẾT) Empty NHỮNG LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA NHÂN HỌC Y TẾ (6 TIẾT)

Bài gửi by Admin 7/7/2015, 16:37

NHỮNG LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM CHÍNH
CỦA NHÂN HỌC Y TẾ
(6 TIẾT)

1. Theo thuyết tiến hoá, xã hội loài người đã phát triển qua các giai đoạn là:
A. Thấp, giữa, cao
B. Thấp, cao
C. Mông muội, dã man, văn minh
D. Dã man, mông muội, văn minh
E. Dã man, văn minh.
2. Theo thuyết tiến hoá, động lực phát triển của xã hội loài người là:
A. Sự tiếp xúc giữa con người
B. Áp lực biến đổi từ bên ngoài
C. Trình độ phát triển sản xuất
D. Hình thái tổ chức xã hội và văn hoá
E. Hình thái tổ chức XH và VH & trình độ phát triển sản xuất.
3. Hạn chế của thuyết tiến hoá là theo một số kết quả nghiên cứu là:
A. Quá trình phát triển của XH đa dạng chứ ko theo một quá trình đơn tuyến
B. Động lực của quá trình tiến hoá do nhiều nguyên nhân
C. Xã hội loài người bị phân chia ra các cấp bậc mang tính đẳng cấp
D. Quá trình phát triển của xã hội đa dạng chứ không theo một quá trình đơn tuyến và động lực của quá trình tiến hoá do nhiều nguyên nhân
E. Quá trình phát triển của xã hội đa dạng chứ không theo một quá trình đơn tuyến, động lực của quá trình tiến hoá do nhiều nguyên nhân và xã hội loài người bị phân chia ra các cấp bậc mang tính đẳng cấp.
4. Thuyết tương đối văn hoá được đề xướng do:
A. Franz Boas
B. Eward B. Tylor
C. Herbezt Spencer
D. Lewis H Morgan
E. Friedrich Engels.
5. Theo thuyết tương đối văn hoá, sự khác biệt về văn hoá là do:
A. Qui định của từng xã hội
B. Tín ngưỡng của người dân
C. Qtrình biến đổi thích nghi với môi trường sống của các cộng đồng người
D. Hành vi ứng xử của từng cộng đồng người
E. Quá trình phát triển lịch sử.
6. Đóng góp quan trọng của thuyết tương đối văn hoá cho nhân học là:
A. Nên hiểu nền văn hoá của loài người trong bối cảnh cụ thể của chúng
B. Các nền văn hoá có một tiêu chuẩn giống nhau
C. Văn hoá cộng đồng người là đa dạng
D. Mỗi nền văn hoá có một hệ thống tri thức riêng biệt.
7. Theo thuyết tương đối văn hoá, để hiểu nền văn hoá của một cộng đồng phải:
A. Dựa vào tiêu chuẩn sẵn có
B. So sánh với một nền văn hoá khác
C. Giải thích nền văn hoá theo cách nhìn nhận của cá nhân
D. Sống hoà mình vào nền văn hoá được nghiên cứu
E. Nhờ tính thống nhất giữa các nền văn hoá.
8. Thuyết tương đối văn hoá khuyên các nhà YTCC giải quyết vấn đề sức khoẻ cộng đồng tốt nhất dựa trên:
A. Kiến thức của cộng đồng
B. Sự quan tâm của cộng đồng
C. Phong cách sống của địa phương
D. Kiến thức, phong cách sống của cộng đồng và sự quan tâm của địa phương
E. Kiến thức và sự quan tâm của cộng đồng.
9. Văn minh nhân loại là sự kết hợp của nhiều nền văn hoá:
A. Đúng B. Sai.
10. Thuyết chức năng nhấn mạnh đến các chức năng duy trì cấu trúc của các thiết chế xã hội:
A. Đúng B. Sai.
11. Người đặt nền móng cho thuyết cấu trúc- chức năng là:
A. Bronislaw K Malinowski
B. Radeliff Brown
C. Franz Boas
D. Eward B. Tylor
E. Herbezt Spencer.
12. . Chức năng của các thiết kế văn hoá-xã hội là tĩnh:
A. Đúng B. Sai.
13. Người đặt nền móng cho thuyết cấu trúc là:
A. Bronislaw K Malinowski
B. Radeliff Brown
C. Claude Levi- Straus
D. Eward B. Tylor
E. Herbezt Spencer.
14. Thuyết cấu trúc được xây dựng trên:
A. Lý thuyết ngôn ngữ học
B. Lý thuyết điều khiển học
15. Thuyết cấu trúc áp dụng trong nhân học là để:
A. Nghiên cứu mối quan hệ dòng họ, nhận thức và tâm lý con người
B. Mô tả mối quan hệ dòng họ, nhận thức và tâm lý con người
C. Giải thích mối quan hệ dòng họ, nhận thức và tâm lý con người
D. Nghiên cứu & mô tả mqh dòng họ, nhận thức và tâm lý con người
E. Nghiên cứu, mô tả & giải thích mối quan hệ dòng họ, nhận thức và tâm lý con người.
16. Hạn chế lớn nhất của thuyết cấu trúc là:
A. Xem bộ óc con người quá đơn giản
B. Nhấn mạnh quá mức đến khía cạnh nhận thức của văn hoá
C. Văn hoá có qui luật chung
D. Xem bộ óc con người quá đơn giản & nhấn mạnh quá mức đến khía cạnh nhận thức của văn hoá
E. Xem bộ óc con người quá đơn giản & văn hoá có qui luật chung.
17. Theo thuyết giải thích văn hoá thì văn hoá được xem là:
A. Vật chất
B. Hiện tượng tinh thần
C. Cả vật chất lẫn tinh thần
D. Các biểu tượng
E. Các hoạt động.
18. Người đặt nền móng cho thuyết giải thích văn hoá là:
A. Bronislaw K Malinowski
B. Clifford Geertz
C. Claude Levi- Strauss
D. Eward B. Tylor
E. Herbezt Spencer.
19. Hạn chế của thuyết giải thích văn hoá là:
A. Chỉ nghiên cứu các nền văn hoá riêng lẻ
B. Chỉ chú ý các sự kiện riêng trong phạm vi từng nền văn hoá
C. Hiểu văn hoá như một hiện tượng phổ quát
D. Chỉ nghiên cứu các nền văn hoá riêng lẻ & chú ý các sự kiện riêng trong phạm vi từng nền văn hoá
E. Hiểu văn hoá như một hiện tượng phổ quát & chú ý các sự kiện riêng trong phạm vi từng nền văn hoá.
20. Phân tích văn hoá là một khoa học thực nghiệm:
A. Đúng B. Sai.
21. Văn hoá được truyền cho thế hệ sau bởi sử dụng:
A. Ký hiệu/ biểu tượng
B. Ngôn ngữ
C. Nghệ thuật
D. Lễ nghi
E. Ký hiệu, ngôn ngữ, nghệ thuật và lễ nghi.
22. Theo nhà nhân chủng học Mỹ Edward T Hall, văn hóa có:
A. 2 mức độ
B. 3 mức độ
C. 4 mức độ
D. 5 mức độ
E. 6 mức độ.
23. Văn hoá mức độ 3 theo nhà nhân chủng học Mỹ Edward T Hall là:
A. Có thể thấy được
B. Những niềm tin và luật lệ
C. Thuộc nhận thức của con người
D. Dễ quan sát, dễ thay đổi và dễ thao túng
E. Khó thay đổi.
24. Văn hoá mức độ 2 theo nhà nhân chủng học Mỹ Edward T Hall là:
A.Có thể thấy được
B.Những niềm tin và luật lệ
C. Thuộc nhận thức của con người
D. Hiếm khi chia xẻ với bên ngoài
E. Những niềm tin và luật lệ và hiếm khi chia xẻ với bên ngoài.
25. Văn hoá mức độ sơ khai là:
A. Có thể thấy được
B. Những niềm tin và luật lệ
C. Thuộc nhận thức của con người
D. Ổn đinh, khó thay đổi
E. Thuộc nhận thức của con người & ổn đinh, khó thay đổi.
26. Mỗi xã hội chỉ có một nền văn hoá đặc trưng:
A. Đúng B. Sai.
27. Chuẩn mực văn hoá là:
A. Khuôn mẫu ứng xử do từng nền văn hoá qui định
B. Hành vi ứng xử của từng nền văn hoá
C. Luật lệ được qui định bởi từng xã hội
D. Niềm tin của một cộng đồng
E. Những lễ nghi bắt buộc của một nền văn hoá.
28. Thế giới quan của một cộng đồng thường thể hiện:
A. Trong các truyện thần thoại
B. Trong các truyền thuyết
C. Các quan niệm về tôn giáo
D. Các tín ngưỡng
E. Trong các truyện thần thoại, các truyền thuyết, QNTG, tín ngưỡng.
29. Các sự kiên liên quan đến đời sống của một cá nhân hay một cộng đồng đang diễn ra trong một:
A. Môi trường xã hội
B. Môi trường văn hóa
C. Các tập tục, lễ nghi
D. Bối cảnh văn hoá
E. Môi trường văn hoá hay bối cảnh văn hoá.
30. Nhập thân văn hoá chỉ sử dụng khi người nghiên cứu là:
A. Người ngoài
B. Người thuộc nền văn hoá khác
C. Người bản xứ
D. Người thuộc cộng đồng đó
E. Người ngoài hay người thuộc nền văn hoá khác.
31. Tiếp biến văn hoá là:
A. Sự biến đổi hoàn toàn nền văn hoá này theo nền văn hoá khác
B. Sự biến đổi một phần nền văn hoá này theo nền văn hoá khác
C. Sự hoà tan hoàn toàn nền văn hoá này theo nền văn hoá khác
D. Sự không thay đổi nền văn hoá này theo nền văn hoá khác
E. Sự biến đổi của nền văn hoá này theo nền văn hoá khác.
32. Đồng hoá theo nghĩa cổ điển là thuật ngữ để chỉ:
A. Sự biến đổi hoàn toàn nền văn hoá này theo nền văn hoá khác
B. Sự biến đổi một phần nền văn hoá này theo nền văn hoá khác
C. Sự hoà tan hoàn toàn nền văn hoá này theo nền văn hoá khác
D. Sự không thay đổi nền văn hoá này theo nền văn hoá khác
E. Sự biến đổi của nền văn hoá này theo nền văn hoá khác.
33. Biến đổi thích nghi diễn ra do:
A. Áp lực khách quan của sự thay đổi môi trường
B. Áp lực chủ quan từ bên ngoài
C. Quá trình tự điều chỉnh có ý thức của con người
D. Sự thích nghi với môi trường sống mới
E. Sự biến đổi bên trong của từng cơ thể
34. Người khởi xướng thuyết tiến hoá về văn hoá là:
A. Charles Darwin
B. Herbert Spencer
C. Lewis H Morgan
D. Eward B Tylor
E. Friedrich Engels.
35. Thuyết tiến hoá về văn hoá được phát triển dựa trên:
A. Thuyết tiến hoá sinh học
B. Thuyết tiến hoá văn hoá
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và đấu tranh giai cấp
D. Sự biến đổi thích nghi của con người với môi trường sống
E. Thuyết tiến hoá sinh học & thuyết tiến hoá văn hoá.
36. Tính tổng thể nhấn mạnh đến:
A. Vai trò cá nhân
B. Hoạt động cá nhân
C. Tương tác giữa các cá nhân
D. Hệ thống xã hội
E. Hệ thống xã hội và văn hoá.
37. Hệ thống phân loại văn hoá bắt đầu bằng:
A. Phân loại cộng đồng
B. Phân loại các sơ đồ
C. Các biểu tượng
D. Các nghi lễ
E. Phân loại nguyên thuỷ.
38. Khi nghiên cứu và phân tích văn hoá, các nhà nhân học thường áp dụng:
A. Mô hình bên ngoài
B. Mô hình bên trong
C. Tiếp cận bên trong
D. Tiếp cận bên ngoài
E. Cả mô hình bên trong lẫn bên ngoài.
39. Phương pháp nghiên cứu và giải thích văn hoá theo người bên trong gọi là:
A. Tiếp cận bên trong
B. Tiếp cận bên ngoài
C. Mô hình bên ngoài
D. Mô hình bên trong
E. Cả mô hình bên trong lẫn bên ngoài.
40. Mô hình bên trong đề cập đến các đặc điểm văn hoá chung của các nền văn hoá
A. Đúng B. Sai.
41. Ốm đau (sickness) là:
A. Bệnh tật
B. Ốm yếu
C. Chỉ là cảm nhận của người bệnh
D. Có thể bệnh tật hoặc ốm yếu
E. Có thể không bệnh tật cũng không ốm yếu.
42. Bệnh tật là tình trạng:
A. Thay đổi chức năng cơ thể theo xác nhận của y học
B. Cảm nhận của cá thể
C. Được nhìn nhận của cộng đồng
D. Thay đổi trong bối cảnh xã hội cụ thể
E. Thay đổi trong bối cảnh văn hóa cụ thể.
43. Tuổi thơ ấu theo quan niệm của Tổ chức Y tế Thế giới:
A. Từ lúc mới sinh đến lúc 10 tuổi
B. Xác định dựa vào những tiêu chuẩn sinh học
C. Tuỳ thuộc vào qui định của từng xã hội
D. Theo qui định của từng nền văn hoá
E. Không thay đổi theo văn hoá, xã hội.
44. Tuổi già theo pháp lệnh người cao tuổi nước Việt Nam là:
A. Những người từ 55 tuổi trở lên
B. Những người từ 60 tuổi trở lên
C. Những người từ 65 tuổi trở lên
D. Những người từ 70 tuổi trở lên
E. Những người về hưu.
45. Người già thường ít được kính trọng theo truyền thống ở:
A. Xã hội công nghiệp hiện đại
B. Xã hội phương đông
C. Xã hội nông thôn
D. Xã hội lạc hậu
E. Xã hội không có chữ viết.
46. Nhân học nghiên cứu về tuổi ấu thơ ngày càng gia tăng tầm quan trọng bởi vì:
A. Nhu cầu của trẻ ốm ngày càng tăng
B. Những niềm tin của trẻ về sức khoẻ và bệnh tật thay đổi
C. Tỉ lệ mãi dâm ở trẻ em tăng
D. Tăng số lượng trẻ em đường phố
E. Những vấn đề xã hội liên quan đến sức khoẻ trẻ em ngày càng gia tăng.
47. Xã hội càng hiện đại, vị trí người già càng được nâng cao
A. Đúng B. Sai.
48. Tàn phế là khái niệm thuộc về:
A. Xã hội
B. Văn hoá
C. Y học
D. Xã hội và y học
E. Văn hoá và xã hội.
49. Tàn tật là khái niệm thuộc về:
A. Xã hội
B. Văn hoá
C. Y học
D. Xã hội và y học
E. Văn hoá và xã hội.
50. Không nhất thiết người tàn phế là tàn tật theo quan niệm xã hội:
A. Đúng B. Sai.
51. Hậu quả của sự đóng dấu đối với người tàn tật là:
A. Bất lợi về mặt xã hội
B. Bị phân biệt đối xử
C. Bị loại trừ về mặt xã hội
D. Giảm sút về mặt kinh tế
E. Nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng.
52. Người chữa bệnh trong khu vực phổ biến chăm sóc sức khoẻ là:
A. Được đào tạo chính qui
B. Không có chuyên môn
C. Không được đào tạo
D. Chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian
E. Không có chuyên môn và không được đào tạo chính qui.
53. Người chữa bệnh trong khu vực dân gian trong chăm sóc sức khoẻ là:
A. Được đào tạo chính qui
B. Không có chuyên môn
C. Không được đào tạo
D. Chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian
E. Không có chuyên môn và không được đào tạo chính qui.
54. Người chữa bệnh trong khu vực chuyên nghiệp trong chăm sóc sức khoẻ là:
A. Được đào tạo chính qui
B. Không có chuyên môn
C. Không được đào tạo
D. Chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian
E. Không có chuyên môn và không được đào tạo chính qui.
55. Y học cổ truyền có thể trở thành khu vực chuyên nghiệp ở một số nước:
A. Đúng B. Sai.
56. Lời khuyên hay điều trị được khuyên bởi người thân là hình thức chăm sóc sức khoẻ thuộc: A. Khu vực phổ biến
B. Khu vực dân gian
C. Khu vực chuyên nghiệp
D. Khu vực phổ biến và chuyên nghiệp
E. Khu vực dân gian và phổ biến.
57. Thầy thuốc dân gian chỉ thấy ở xã hội kém phát triển:
A. Đúng B. Sai.
58. Stress là hoạt động có hại cho cơ thể:
A. Đúng B. Sai.
59. Ở mức độ trung bình, stress có chức năng:
A. Bảo vệ cơ thể
B. Gây bệnh lý
C. Gây tử vong
D. Giúp cơ thể thích nghi
E. Bảo vệ cơ thể và thích nghi.
60. Dưới sự tấn công liên tục của stress, cơ thể:
A. Nhận thức được kích thích độc hại
B. Cơ thể đề kháng
C. Cơ thể thích nghi
D. Kiệt sức
E. Tử vong.
61. Lý thuyết tiến hoá đã cung cấp cho Nhân học cách tiếp cận để:
A. Nghiên cứu các hiện tượng xã hội và văn hoá đa dạng của con người trong mối quan hệ lịch đại
B. Giải thích các hiện tượng xã hội và văn hoá đa dạng của con người trong mối quan hệ lịch đại
C. Nghiên cứu và giải thích các hiện tượng xã hội và văn hoá đa dạng của con người trong mối quan hệ lịch đại
D. Nghiên cứu và giải thích các hiện tượng xã hội đa dạng của con người trong mối quan hệ lịch đại
E. Nghiên cứu và giải thích các hiện tượng văn hoá đa dạng của con người trong mối quan hệ lịch đại.
62. Hiện nay lý thuyết tiến hoá văn hoá xã hội chỉ còn tính lịch sử:
A. Đúng B. Sai.
63. Theo thuyết tương đối văn hoá:
A. Văn hoá của cộng đồng người là đa dạng
B. Văn hoá của các cộng đồng người không khác nhau
C. Sự khác nhau về văn hoá của cộng đồng người không đáng kể
D. Văn hoá của cộng đồng người đa dạng nhưng vẫn có tính thống nhất
E. Văn hoá của cộng đồng người chỉ thống nhất về tính đạo đức, tư tưởng.
64. Theo thuyết cấu trúc chức năng thì chức năng của dòng họ là để:
A. Duy trì thiết chế của xã hội
B. Duy trì văn hoá của xã hội
C. Duy trì cấu trúc tổng thể của hệ thống xã hội
D. Duy trì mối quan hệ thân tộc
E. Duy trì tổ chức của xã hội.
65. Thuyết chức năng nhấn mạnh đến chức năng thoả mãn các nhu cầu thực thể của con người, còn thuyết cấu trúc- chức năng nhấn mạnh đến các chức năng duy trì cấu trúc của các thiết chế xã hội:
A. Đúng B. Sai.
66. Mối quan tâm cơ bản của lý thuyết giải thích văn hoá là:
A. Nghiên cứu nền văn hoá của xã hội loài người
B. Giải thích sự khác nhau giữa các nền văn hoá
C. Nghiên cứu xem con người đã xây dựng đời sống thực tại như thế nào.
D. Nghiên cứu và thẩm định xem con người đã XDĐS thực tại ntn
E. Nghiên cứu và giải thích sự khác nhau của các nền văn hoá.
67. “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo, phát minh đó là văn hoá” là khái niệm về văn hoá được nêu bởi:
A. Eward B Tylor
B. Edward T. Hall
C. Hồ Chí Minh
D. Keesing
E. Serena Nanda & Richard L. Warn.
68. Nhiều quốc gia hiện đại có sự đa dạng về văn hoá do:
A. Có nhiều công đồng khác nhau sống trong lãnh thổ của quốc gia đó
B. Có những tôn giáo khác nhau trong lãnh thổ của quốc gia đó
C. Có nhiều dân tộc khác nhau trong lãnh thổ của quốc gia đó
D. Có nhiều dân di cư trong lãnh thổ của quốc gia đó
E. Có nhiều sinh viên nước ngoài trong lãnh thổ của quốc gia đó.
69. Bệnh nhân lao thường ngưng thuốc trong thời gian điều trị duy trì bởi vì họ cảm thấy khoẻ lên rất nhiều, đây là một hiện tượng:
A. Ốm mà không bệnh
B. Bệnh mà không ốm
C. Bệnh tật
D. Ốm yếu
E. Ốm đau.
70. Tàn tật là một sự thiếu một phần hay tất cả một chi hoặc là sự khiếm khuyết một bộ phận cơ học nào đó của cơ thể:
A. Đúng
B. Sai.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết