Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHÁI NIỆM VỀ NHÂN HỌC VÀ NHÂN HỌC Y TẾ (2 TIẾT)

Go down

KHÁI NIỆM VỀ NHÂN HỌC VÀ NHÂN HỌC Y TẾ 		(2 TIẾT) Empty KHÁI NIỆM VỀ NHÂN HỌC VÀ NHÂN HỌC Y TẾ (2 TIẾT)

Bài gửi by Admin 7/7/2015, 16:36

KHÁI NIỆM VỀ NHÂN HỌC VÀ NHÂN HỌC Y TẾ
(2 TIẾT)

Ngành khoa học nghiên cứu về nguồn gốc, các đặc trưng cơ thể và sự phát triển văn hoá của loài người là:
A. Nhân hoc
B. Nhân học y tế
C. Nhân học văn hoá xã hội
D. Dân tộc học
E. Khảo cổ học.
Những ngành nghiên cứu chính của nhân học là:
A . Khảo cổ học và ngôn ngữ học
B . Khảo cổ học và nhân học thể chất
C. Nhân học thể chất và nhân học văn hoá xã hội
D. Nhân học thể chất, khảo cổ học, ngôn ngữ học và nhân học y tế
E. Nhân học thể chất, khảo cổ học, ngôn ngữ học và nhân học VHXH

Ngành nào sau đây thuộc lĩnh vực nghiên cứu của nhân học:
A . Ngôn ngữ học
B . Xã hội học
C. Môi trường
D. Tâm lý học
E . Sinh thái học.
Khoa học nghiên cứu cấu trúc của những xã hội và những hệ thống văn hoá của xã hội đó là:
A . Nhân học văn hoá
B . Xã hội học
C. Dân tộc học
D. Nhân học phát triển
E. Khảo cổ học.
Ngành nghiên cứu về mặt sinh học con người và mối liên quan với xã hội, văn hoá và lịch sử là:
A . Nhân học văn hoá
B . Nhân học xã hội
C. Nhân học thể chất
D. Nhân học phát triển
E. Nhân học y tế.
Ngành nghiên cứu lịch sử các văn hoá khác nhau của xã hội loài người là
A . Dân tộc học
B . Khảo cổ học
C. Di truyền học
D. Lịch sử học
E .Văn hoá học.
Ở Việt nam dân tộc học được xem là một bộ phận của nhân học văn hoá xã hội:
A. Đúng B. Sai.
Các cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của nhân học văn hoá xã hội là:
A. Tiếp cận người trong cuộc
B Tiếp cận người ngoài cuộc
C. Tiếp cận người trong cuộc và tiếp cận người ngoài cuộc
D. Tiếp cận so sánh
E. Tiếp cận dân tộc học.
Xã hội học và nhân học văn hoá đều sử dụng bộ công cụ chung, phương pháp tiếp cận chung và lý thuyết chung:
A. Đúng B. Sai.
Nhân học y tế là một chuyên ngành của:
A. Y sinh học
B. Nhân học
C. Nhân học thể chất
D. Nhân học văn hoá xã hội
E. Nhân học phát triển.
Chuyên ngành nghiên cứu khía cạnh sinh học và văn hoá xã hội của hành vi loài người và sự tương tác của hai khía cạnh này lên sức khoẻ và bệnh tật là:
A. Y sinh học
B. Nhân học thể chất
C. Nhân học y tế
D. Nhân học văn hoá xã hội
E. Y học.
Nội dung nào sau đây KHÔNG thuộc lĩnh vực nghiên cứu của nhân học y tế:
A. Sự liên quan giữa những yếu tố môi trường và sinh thái học với sức khoẻ
B. Niềm tin của con người về sức khoẻ và bệnh tật
C. Hành vi của con người với bệnh tật
D. Mối liên quan giữa thầy thuốc và bệnh nhân
E. Cấu trúc của hệ thống y tế.
Về phương diện sinh học, nhân học y tế sử dụng những kỹ thuật của:
A. Y học
B. Dịch tễ học
C. Di truyền học
D. Dinh dưỡng học
E. Y học và các phân ngành của nó.
Về phương diện văn hoá xã hội, một đặc trưng trung tâm của văn hoá trong nhân học y tế là:
A. Niềm tin của con người liên quan đến sức khoẻ
B. Sự thực hành của con người liên quan đến sức khoẻ
C. Cấu trúc xã hội liên quan đến sức khoẻ
D. Niềm tin và sự thực hành của con người liên quan đến sức khoẻ
E. Cấu trúc xã hội và niềm tin của con người liên quan đến sức khoẻ.
Ảnh hưởng của các xung đột chính trị, sự di dân và sự mất cân đối về tài nguyên ảnh hưởng đến bệnh tật là một nội dung nghiên cứu của:
A. Nhân học
B. Nhân học văn hoá xã hội
C. Nhân học y tế
D. Nhân học phát triển
E. Nhân học sinh thái.
Niềm tin và sự hiểu biết của người dân đối với bệnh tật bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá của họ
A. Đúng B. Sai.
Hiểu biết về văn hoá sức khoẻ của người dân chỉ cần thiết cho các nhà y tế công cộng:
A. Đúng B. Sai.
Để có thể xây dựng những can thiệp y tế phù hợp cần phải:
A. Phân tích mối liên hệ giữa bối cảnh VHXH với vấn đề SKCĐ
B. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
C. Có sự tham gia của cộng đồng
D. Tìm hiểu đặc điểm văn hoá xã hội của cộng đồng
E. Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng.
Phương pháp nghiên cứu trong nhân học y tế chỉ là phương pháp nghiên cứu định tính:
A. Đúng B. Sai.
Phản ứng đau ốm của người dân phụ thuộc vào
A. Kiến thức của con người với bệnh tật
B. Niềm tin của con người đối với bệnh tật
C. Tác động của thầy thuốc
D. Quan niệm bệnh tật và sức khoẻ của cộng đồng
E. Kiến thức & niềm tin của con người đối với bệnh tật.
Nhân học với tư cách là một ngành khoa học độc lập được hình thành đầu tiên ở:
A. Phương Đông
B. Phương Tây
C. Châu Âu
D. Châu Á
E. Châu Mỹ.
Sự ra đời của nhân học đầu tiên nhằm:
A. Tìm hiểu các đặc điểm dân tộc của các vùng trên thế giới
B. Tìm hiểu đặc tính sinh học và văn hoá của loài người
C. Tìm hiểu đặc tính văn hoá của loài người
D. Chống lại quan điểm sai trái của nhà thờ cho rằng con người là do chúa sáng tạo ra.
E. Tìm hiểu đặc tính sinh học và văn hoá của loài người và chống lại quan điểm sai trái của nhà thờ cho rằng con người là do chúa sáng tạo ra.
Thời gian ra đời của nhân học với tư cách là một ngành khoa học độc lập là:
A. Thế kỷ 18
B. Đầu thế kỷ 19
C. Giữa thế kỷ 19
D. Cuối thế kỷ 19
E. Đầu thế kỷ 20.
Ngành nào dưới đây nghiên cứu sự tiến hoá của loài người và giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của các chủng tộc người:
A. Khảo cổ học
B. Nhân học thể chất
C. Nhân học văn hoá
D. Nhân học phát triển
E. Nhân học y tế.
Nhân học thể chất chỉ nghiên cứu hành vi và sinh thái học của con người:
A. Đúng B. Sai.
Sự tổ chức của xã hội được thể hiện ở:
A. Hệ tư tưởng nổi bật và tôn giáo của xã hội đó
B. Hệ thống kinh tế và chính trị của xã hội đó
C. Mối liên hệ giữa con người trong xã hội đó
D. Sự phân công lao động giữa những người khác nhau từ những tầng lớp xã hội khác nhau và giới tính khác nhau ở xã hội đó.
E. Hệ tư tưởng nổi bật và tôn giáo của xã hội đó, hệ thống kinh tế và chính trị của nó, mối liên hệ giữa con người và sự phân công lao động giữa những người khác nhau từ những tầng lớp xã hội khác nhau và giới tính khác nhau của nó.
Đối với xã hội học, văn hoá chỉ là một phần của đối tượng nghiên cứu:
A. Đúng B. Sai.
Nhân học sinh thái-môi trường là một ngành của nhân học y tế:
A. Đúng.
B. Sai. (Nhân học sinh thái môi trường là một ngành của Nhân học VHXH)
Ở cấp vi mô, nhân học y tế xem xét:
A. Các tín ngưỡng và tập quán văn hoá có vai trò chi phối những cách ứng xử của con người với bệnh tật
B. Tác động của văn hoá đối với sức khoẻ con người
C. Tác động của xã hội đối với sức khoẻ con người
D. Tác động của văn hoá-xã hội đối với sức khoẻ con người
E. Tác động của văn hoá-xã hội đối với hành vi của con người với bệnh tật.
Các nhà nhân học có thể đóng góp để cải thiện sức khoẻ cộng đồng bằng cách:
A. Nghiên cứu mối liên quan giữa các loại đau ốm, niềm tin và HVSK
B. Giải thích sự đa dạng của những từ bệnh thông thường được dùng bởi người dân và những nhà chuyên môn
C. Nghiên cứu mối liên quan giữa các loại đau ốm, niềm tin và hành vi sức khoẻ và giải thích sự đa dạng của những từ bệnh thông thường được dùng bởi người dân và những nhà chuyên môn
D. Nghiên cứu mối liên quan giữa văn hoá xã hội và sức khoẻ
E. Nghiên cứu các bệnh dân gian và bệnh theo chuyên môn.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết