Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu 5: Phân tích nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến chống TD Pháp của ĐCSĐD (1946-1950)

Go down

Câu 5: Phân tích nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến chống TD Pháp của ĐCSĐD (1946-1950) Empty Câu 5: Phân tích nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến chống TD Pháp của ĐCSĐD (1946-1950)

Bài gửi by Admin 9/7/2015, 22:05

- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Bắt đầu từ 23/9/1945, Pháp nổ sung tấn công đồng bào Nam Bộ
+ Trong lúc Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 4/9/1946 vẫn còn hiệu lực, vs dã tâm xâm lược nước ta lần thứ 2, quân Pháp đã có những hành động khiêu chiến, đỉnh điểm là sử kiện xảy ra cuối 11/1946:
* 20/11, quân Pháp bất ngờ tấn công quân ta ở thị xã Lạng Sơn, tỉnh Hải Phòng và đổ bộ lên Đà Nẵng.
* 16/12, các tướng Pháp họp tại Hải Phòng thông qua kế hoạch đánh chiếm Bắc vĩ tuyến 16
* 17-18/12, quân Pháp vào Hà Nội ngang nhiên tàn sát quân dân thủ đô và đánh chiến trủ sở làm việc của 1 số cơ quan
*18-19/12, đại diện quan Pháp liên tục gửi tối hậu thư cho chính phủ VN và yêu cầu: giải tán tự vệ Hà Nội và giao quyền kiểm soát thủ đô lại cho Pháp; thời hạn cuối cùng là 0h 20/12/1946 nếu ko đồng ý thì Pháp thực hiện đảo chính lật đổ chính phủ, giải tán lực lượng vũ trang
+ 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh và hội nghị đã đưa đến quyết định phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến quân trước khi TD Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội
+ 20h 19/12/1946, sau khi Bác Hồ đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, tất cả các chiến trường trong cả nc đồng loạt nổ súng
+ Đường lối kháng chiến chống TD Pháp thể hiện qua 3 văn kiện:
* Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946)
* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946)
* Kháng chiến nhất định thắng lợi (của Tổng Bí thư Trường Chinh)
- Nội dung:
+ Mục đích kháng chiến: bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc
+ Tính chất: là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới, mang tính chính nghĩa
+ Phương châm: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính
* Nội dung:
@ Kháng chiến toàn dân: bất kì đàn ông đàn bà ko chia tôn giáo đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh TD Pháp. Thực hiện mỗi người là 1 chiến sĩ, mỗi làng xóm là 1 pháo đài.
@ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt
. Chính trị: đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đ, chính q` và các đoàn thể nd, liên kết vs các dân tộc yêu chuộng hòa bình
. Quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân nhằm tiêu diệt địch, giải phóng nd và đất đai. Triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ.
. Kinh tế: xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp quốc phòng.
. Văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng
. Ngoại giao: thực hiện thêm bạn bớt thù, liên hiệp vs dân tộc Pháp, chống TD Pháp, sẵn sang đàm phán nếu Pháp công nhận VN độc lập
@ Kháng chiến lâu dài: để chống lại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta. Chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch và đánh thắng đich
@ Dựa vào sức mình là chính: phải tự cung tự cấp về mọi mặt vì ta bị bao vây 4 phía chưa dc nc nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh, khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của đất nc nhưng cũng ko dc ỷ lại.
* Cơ sở lí luận và thực tiễn:
@ Cơ sở lí luận:
. Kế thừa tư tưởng coi trọng vai trò của nhân dân trong lịch sử nhà Trần: “lấy khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”; tư tưởng của Nguyễn Trãi: dân là nc, đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân…
. Chủ nghĩa Mac-Lenin: quần chúng nd là nguồn gốc sáng tạo nên lịch sử
. Tư tưởng HCM: CM là sự nghiệp của quần chúng nd
. Đảng CSVN: lấy dân làm gốc
@ Cơ sở thực tiễn:
>Của kháng chiến toàn dân:
. Truyền thống bám đất bám làng, một tấc ko đi, một li ko bán, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
. Kinh nghiệm thành công và thất bại của cha ông ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm: thành công của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên-Mông của nhà Trần, thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh thời nhà Hồ
. Xuất phát từ sự chênh lệch lực lượng của quân đội ta vs quân đội Pháp (ít hơn về số lượng, kinh nghiệm, tuổi đời), đó là một sự chệnh lệch của cả một thời đại
>Của kháng chiến toàn diện: CM là cuộc chiến toàn diên, phát động kháng chiến toàn diện để phát huy kháng chiến toàn dân, để phát huy sức mạnh tổng hợp, chống lại chiến tranh toàn diện của Pháp.
> Của kháng chiến lâu dài: kinh nghiệm thành công của cha ông ta, xuất phát từ tương quan lực lượng để phát huy toàn dân, toàn diện, để phá âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
> Của dựa vào sức mình là chính: trong mối quan hệ giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan thì khách quan quan trọng nhưng chủ quan quyết định, phát huy truyền thồng độc lập tự chủ tự cường của người VN, xuất phát từ thực tế 1945-1950 chưa có quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao
+ Triển vọng kháng chiến: kháng chiến nhất định thắng lợi.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics
» Câu 7: Phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của Đường lối kháng chiến chống Mĩ do Hội nghị 11, 12 (khóa III) của BCH Trung ương Đảng lao động VN đề ra:
» Câu 4: Phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của ĐCSĐD
» Câu 12: Phân tích quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa VN thời kì trc đổi mới
» Câu 14: Phân tích hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đối ngoại thời kì trước đổi mới.
» Câu 6: Phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của đường lối CM miền nam do hội nghị lần thứ 15 (1/1959) của Trung ương Đảng đề ra

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết