Tư Liệu Học Tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG SỨC KHOẺ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

Go down

BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG SỨC KHOẺ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ Empty BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG SỨC KHOẺ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

Bài gửi by Admin 7/7/2015, 16:39

BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG SỨC KHOẺ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

1. Nghiên cứu của Wilkinson về tỷ lệ tử vong người dân thuộc của 23 nước châu Âu đã có nhận xét:
A. Tỷ lệ tử vong ở mỗi nước có quan hệ chặt chẽ với thu nhập của người dân trong nước đó hơn là sự khác biệt (về thu nhập) giữa các nước này
B. Tỷ lệ tử vong ở mỗi nước có quan hệ chặt chẽ với sự khác biệt về thu nhập giữa các nước này hơn là sự khác biệt giữa thu nhập của người dân trong nước đó
C. Tỷ lệ tử vong ở mỗi nước không có quan hệ với mức thu nhập của người dân trong nước đó
D. Tỷ lệ tử vong ở mỗi nước không có quan hệ với mức độ phân hoá giữa các thành phần trong xã hội của nước đó
E. Tỷ lệ tử vong ở mỗi nước không có quan hệ với mức thu nhập và mức độ phân hoá giữa các thành phần trong xã hội của nước đó.
2. Nghiên cứu của Wilkinson về tỷ lệ tử vong người dân thuộc của 23 nước châu Âu đã có nhận xét:
A. Các nước có sự khác biệt về thu nhập ít hơn thì tỷ lệ tử vong cao hơn
B. Tỷ lệ tử vong của các nhóm dân khác nhau ít phụ thuộc vào thu nhập của họ
C. Các nước có sự khác biệt về thu nhập ít hơn thì tỷ lệ tử vong thấp hơn
D. Sự khác biệt về TLTV giữa các nước nghiên cứu là ko có ý nghĩa thống kê
E. Tỷ lệ tử vong ở mỗi nước không có quan hệ với mức thu nhập và mức độ phân hoá giữa các thành phần trong xã hội của nước đó.
3. Costa Rica, Srilanka, Bang Kerala của Ấn Độ đã được nêu trong báo cáo năm 1985 về sức khoẻ của Quỹ Rockfeller như là những ví dụ của:
A. Các nước có chỉ số sức khoẻ kém hơn hơn so với các nước có cùng mức GDP do sự yếu kém của hệ thống y tế
B. Các nước có chỉ số sức khoẻ kém hơn hơn so với các nước có cùng mức GDP do sự bất bình đẳng về sức khoẻ
C. Các nước nghèo nhưng lại có chỉ số sức khoẻ tốt hơn so với các nước giàu hơn
D. Các nước có TLTV cao mặc dù ít có sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm dân
E. Các nước thực hiện chính sách dân số thành công.
4. Nhược điểm của thuyết ‘Chọn lọc xã hội’ khi giải thích về bất bình đẳng về sức khoẻ là:
A.Không giải thích được sự bất bình đẳng trong tử vong sơ sinh theo thành phần XH
B. Không giải thích được sự bất bình đẳng trong tử vong của người lớn theo thành phần xã hội
C. Cho rằng sự khác biệt về sức khoẻ của các nhóm người dân khác nhau là do sai số trong quá trình thống kê số liệu
D. Cho rằng sự khác biệt về sức khoẻ của các nhóm người dân khác nhau là do sự khác biệt về chế độ ăn và môi trường làm việc
E. Cho rằng sức khoẻ là một yếu tố quyết định khả năng mắc bệnh của các cá thể.
5. Nhược điểm của thuyết ‘Chọn lọc xã hội’ khi giải thích về bất bình đẳng về sức khoẻ là:
A. Không giải thích được sự bất bình đẳng trong tử vong của người lớn theo thành phần xã hội
B. Cho rằng sự khác biệt về sức khoẻ của các nhóm người dân khác nhau là do sai số trong quá trình thống kê số liệu
C. Không thừa nhận rằng sức khoẻ là một yếu tố quyết định khả năng mắc bệnh của các cá thể
D. Cho rằng sự khác biệt về sức khoẻ của các nhóm người dân khác nhau là do sự khác biệt về chế độ ăn và môi trường làm việc
E. Cho rằng sức khoẻ là một yếu tố quyết định KNMB của các cá thể.
6. Sự bất bình đẳng về sức khoẻ được giải thích theo thuyết ‘Chọn lọc xã hội’ là do:
A. Sự khác biệt về các thành tố như thu nhập, nhà cửa, chế độ ăn và môi trường làm việc
B. Những thành phần xã hội cao hơn có xu hướng thu nhận các thành viên khoẻ mạnh hơn (và ngược lại) của mỗi thế hệ
C. Các sai số trong quá trình thống kê số liệu về tử vong
D. Sự khác biệt về chủng tộc
E. Sự khác biệt về giới.
7. Sự bất bình đẳng về sức khoẻ được giải thích theo Chủ nghĩa Duy vật là do:
A. Sự khác biệt về các thành tố như thu nhập, nhà cửa, chế độ ăn và môi trường làm việc
B. Những thành phần xã hội cao hơn có xu hướng thu nhận các thành viên khoẻ mạnh hơn (và ngược lại) của mỗi thế hệ
C. Các sai số trong quá trình thống kê số liệu về tử vong
D. Sự khác biệt về chủng tộc
E. Sự khác biệt về giới.
8. Sự bất bình đẳng về sức khoẻ được giải thích theo thuyết ‘Văn hoá / hành vi’ là do:
A. Sự khác biệt về các thành tố như thu nhập, nhà cửa, chế độ ăn và môi trường làm việc
B. Những thành phần xã hội cao hơn có xu hướng thu nhận các thành viên khoẻ mạnh hơn (và ngược lại) của mỗi thế hệ
C. Các sai số trong quá trình thống kê số liệu về tử vong
D. Sự khác biệt về niềm tin sức khoẻ và hành vi chăm sóc sức khoẻ của các thành phần kinh tế - xã hội khác nhau
E. Sự khác biệt về giới.
9. Sự bất bình đẳng về sức khoẻ được giải thích theo cách giải thích tổng hợp là do:
A. Sự khác biệt về các thành tố như thu nhập, nhà cửa, chế độ ăn và môi trường làm việc
B. Những thành phần xã hội cao hơn có xu hướng thu nhận các thành viên khoẻ mạnh hơn (và ngược lại) của mỗi thế hệ
C. Các sai số trong quá trình thống kê số liệu về tử vong
D. Sự khác biệt về niềm tin sức khoẻ và hành vi chăm sóc sức khoẻ của các thành phần kinh tế - xã hội khác nhau
E. Sự bất bình đẳng về vật chất và sự khác biệt về văn hoá.
10. Tại Việt Nam, theo ‘Báo cáo điều tra y tế quốc gia 2001-2002’, dịch vụ y tế nào được đánh giá là có tính “hướng nghèo” cao nhất:
A. Dịch vụ khám chữa bệnh nội trú
B. Dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú
C. Dịch vụ chăm sóc thai sản
D. Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu
E. Dịch vụ phục hồi chức năng.
11. Tại Việt Nam, theo ‘Báo cáo điều tra y tế quốc gia 2001-2002’, dịch vụ y tế nào được đánh giá là có bất công bằng xảy ra nhiều nhất:
A. Dịch vụ khám chữa bệnh nội trú
B. Dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú
C. Dịch vụ chăm sóc thai sản
D. Dịch vụ y tế dự phòng
E. Dịch vụ tư vấn sức khoẻ sinh sản.
12. Theo Graham (Anh), các hướng chính nhằm giảm bất bình đẳng là:
A. Phân bổ lại thu nhập nhằm bảo đảm mức sống cơ bản của người nghèo
B. Bao cấp các dịch vụ công cộng, bao gồm cả y tế và giáo dục
C. Tăng cơ hội có việc làm
D. A và B
E. Cả A, B, C đều đúng.
13. Khi giải thích về bất bình đẳng về sức khoẻ, thuyết ‘Chọn lọc xã hội’ không giải thích được sự bất bình đẳng trong tử vong sơ sinh theo thành phần xã hội:
A. Đúng B. Sai.
14. Sự bất bình đẳng về sức khoẻ được giải thích theo Chủ nghĩa Duy vật là do những thành phần xã hội cao hơn có xu hướng thu nhận các thành viên khoẻ mạnh hơn (và ngược lại) của mỗi thế hệ:
A. Đúng B. Sai.
15. Sự bất bình đẳng về sức khoẻ được giải thích theo thuyết ‘Văn hoá / hành vi’ là do sự khác biệt về các thành tố như thu nhập, nhà cửa, chế độ ăn và môi trường làm việc:
A. Đúng B. Sai.
16. Các khoản chi không thường xuyên song lại ở mức cao để sử dụng dịch vụ bệnh viện có thể tạo nên bẫy nghèo không chỉ đối với nhóm thu nhập thấp mà còn đối với nhóm thu nhập trung bình:
A. Đúng B. Sai.
17. Tại Việt Nam, theo ‘Báo cáo điều tra y tế quốc gia 2001-2002’, tỷ lệ sử dụng dịch vụ nội trú tuyến trên (tỉnh, Trung ương) tăng theo chiều tăng nhóm chi tiêu:
A. Đúng B. Sai.
18. Tại Việt Nam, theo ‘Báo cáo điều tra y tế quốc gia 2001-2002’, xét về tổng thể thì người giàu vẫn đang được hưởng lợi nhiều hơn nguồn hỗ trợ của Nhà nước cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo:
A. Đúng B. Sai.
19. Tỷ lệ tử vong ở mỗi nước có quan hệ chặt chẽ với thu nhập của người dân trong nước đó hơn là sự khác biệt (về thu nhập) giữa các nước này:
A. Đúng B. Sai.
20. Lồng ghép giới trong chăm sóc sức khỏe có nghĩa là đưa những khái niệm giới vào sức khỏe và chăm sóc sức khỏe để nam giới và phụ nữ nhận được sự chăm sóc sức khỏe theo nhu cầu của họ:
A. Đúng B. Sai.
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 04/07/2015
Age : 29
Đến từ : Việt Nam

https://tulieuhoctap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết